1. Không mở tập tin đính kèm từ nguồn lạ
Nhưng đôi khi, bạn bị xa vào bẫy lừa đảo và truy cập vào liên kết, nó sẽ được chuyển hướng đến bản sao của một trang web chính thức. Ba lần nhấp chuột và một lần đăng nhập, bạn sẽ lộ mật khẩu nhạy cảm vào tay những người xa lạ. Để tránh điều này, hãy kiểm tra các địa chỉ trả lại chính xác trước khi làm theo bất cứ liên kết nào bên trong một email. Và bạn đừng bao giờ mở một tập tin đính kèm được gửi đến từ nguồn không xác định.
2. Lựa chọn mật khẩu chặt chẽ
Vấn đề mật khẩu cũng rất quan trọng. Hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra mức độ chắc chắn của mật khẩu hiện tại của bạn. Có một số công cụ trực tuyến để kiểm tra nó. Chẳng hạn, nếu lựa chọn mật khẩu là "12345", thì tuổi thọ của mật khẩu trong năm 2015 chỉ là một vài giây. Để “kéo dài” tuổi thọ của mật khẩu, cần chọn một mật khẩu chứa cả số và chữ cái, ký tự đặc biệt, khoảng trống, chữ viết hoa và chữ viết thường.
3. Dùng mã xác thực
Các webmail hiện nay thường xuyên cung cấp hướng người dùng của họ đến việc "xác thực hai yếu tố". Điều này gây nên bất tiện là buộc bạn phải tiết lộ số điện thoại di động của bạn, nhưng nó cung cấp một lớp bảo mật bổ sung đáng kể. Một khi cơ chế này kích hoạt, mỗi lần bạn đăng nhập mạng bằng mật khẩu, một mã xác nhận sẽ được gửi vào điện thoại của bạn qua tin nhắn SMS.
4. Ngắt kết nối khi xong trình duyệt
Cuối cùng hãy nhớ rằng mật khẩu hoặc mã số xác nhận của bạn là vô giá trị nếu bạn không ngắt kết nối đúng cách khi truy cập vào các trang web. Nhiều người không biết điều đó, họ chỉ đóng cửa sổ hoặc tab trong trình duyệt web. Trước khi rời khỏi một trang web mà bạn đang đăng ký, hãy vào chế độ thiết lập tài khoản của bạn và bấm vào "ngắt kết nối". Đối với cùng một lý do, đừng bấm vào "nhớ tôi" hay "tự động đăng nhập". Và khi sử dụng một máy tính công cộng, bạn hãy luôn luôn nhớ xóa bộ nhớ cache của trình duyệt.