Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

5 tháng cuối năm: Hạn chế nhập siêu vẫn là nhiệm vụ trọng tâm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu (XK) đã lấy lại đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, nhiều mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày đã có đơn hàng đến hết năm 2010.

KTĐT - Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu (XK) đã lấy lại đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, nhiều mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày đã có đơn hàng đến hết năm 2010.

Nhưng trong những tháng cuối năm, việc kiềm chế nhập siêu vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại hội nghị giao ban xuất nhập khẩu tháng 7 do Bộ Công thương vừa tổ chức.


Xuất khẩu đã dần hồi phục


Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, trong 7 tháng qua, tổng kim ngạch XK đã đạt gần 39 tỷ USDtăng 17,5% so với cùng kỳ 2009. Trong cơ cấu hàng hóa XK, mặt hàng công nghiệp chế biến như hóa chất, sắt thép, sản phẩm từ cao su, thiết bị phụ tùng… có tốc độ tăng 62,8 - 258% so với cùng kỳ. Kim ngạch XK tăng mạnh không chỉ nhờ đơn giá xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng đáng kể từ 10,3 - 88,2% đối với một số mặt hàng như hạt điều, dầu thô... mà còn do các doanh nghiệp trong nước thuộc các ngành cà phê, hạt tiêu, sắt thép đã đẩy mạnh số lượng hàng hóa XK. Ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương cho biết: XK gạo 7 tháng đầu năm ước đạt 4,1 triệu tấn, trị giá 2,01 tỷ USD tăng 3,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. 


Dự báo, XK một số mặt hàng công nghiệp trong những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu gia tăng khi kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng và những biện pháp thúc đẩy XK tiếp tục phát huy tác dụng.


Đẩy mạnh kiềm chế nhập siêu


Trong 7 tháng qua, các doanh nghiệp đã nhập khẩu (NK) lượng hàng hóa trị giá45,7 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ, nhập siêu đã lên tới 7,4 tỷ USD bằng 19,5% tổng kim ngạch XK. Nhưng nếu không tính XK vàng thì nhập siêu đã xấp xỉ 9 tỷ USD, bằng 24,5% kim ngạch XK. Nhập siêu ở mức cao trong khi XK tuy phục hồi nhưng chưa bền vững, kỳ vọng 5 tháng cuối năm, hoạt động XK sẽ đạt kim ngạch 6 tỷ USD/tháng mới có thể đạt được mục tiêu. Muốn thế, nhóm hàng công nghiệp và công nghiệp chế biến XK phải có sự bứt phá mạnh mẽ.


Để giải quyết được vấn đề này, trước hết phải có các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc về vốn cho DN và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Giải quyết vốn cho hoạt động thu mua sản xuất hàng XK nhất là mặt hàng nông sản, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các ban, ngành liên quan tìm cách tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp.


Mặt khác, nhu cầu NK những tháng cuối năm là rất lớn nên các ngành hàng cũng như các DN phải "mạnh tay" hạn chế NK những mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam than phiền: Hiện nhiều DN đang NK một lượng lớn phân NPK - mặt hàng mà các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được và chưa sản xuất hết công xuất. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp thuế và chính sách mới trong việc hạn chế các doanh nghiệp NK mặt hàng này. Theo đó, Bộ Công thương cần đề nghị Bộ Tài chính tăng thuế NK phân NPK lên mức trần cho phép. Bên cạnh đó, ngành tài chính nên có các biện pháp hạn chế cho các doanh nghiệp vay vốn nhập khẩu phân NPK.


Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Thành Biên, khẳng định: Để hạn chế NK những mặt hàng trong nước đã sản xuất được, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng hàng rào kỹ thuật để kiểm tra giám sát những mặt hàng NK chính ngạch và tiểu ngạch; Phối hợp với Tổng cục Hải quan bổ sung thêm những mặt hàng không cần cấp giấy phép tự động NK, nhất là đối với những mặt hàng không cần NK.