Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

69 năm Giải phóng huyện Phúc Thọ (3/8/1954-3/8/2023): Diện mạo mới trên quê hương anh hùng

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đã 69 năm trôi qua, nhưng Ngày Giải phóng huyện Phúc Thọ (3/8/1954) vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa lịch sử, là mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển quê hương.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, người dân Phúc Thọ và đồng bào cả nước trở thành chủ nhân của đất nước, được sống trong hòa bình, độc lập, tự do. Niềm vui đó chưa được bao lâu thì ngày 23/9/1945, thực dân Pháp được sự giúp đỡ của thực dân Anh đã nổ súng tấn công, đánh chiếm Sài Gòn, chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ảnh tư liệu.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, người dân Phúc Thọ và đồng bào cả nước trở thành chủ nhân của đất nước, được sống trong hòa bình, độc lập, tự do. Niềm vui đó chưa được bao lâu thì ngày 23/9/1945, thực dân Pháp được sự giúp đỡ của thực dân Anh đã nổ súng tấn công, đánh chiếm Sài Gòn, chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ảnh tư liệu.
Đứng trước họa ngoại xâm, ngày 19/12/1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Bác Hồ, toàn thể cán bộ, đảng viên và người dân Phúc Thọ đã triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ thành quả cách mạng, phát triển lực lượng, tích cực chuẩn bị kháng chiến. Ảnh tư liệu: Nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Đứng trước họa ngoại xâm, ngày 19/12/1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Bác Hồ, toàn thể cán bộ, đảng viên và người dân Phúc Thọ đã triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ thành quả cách mạng, phát triển lực lượng, tích cực chuẩn bị kháng chiến. Ảnh tư liệu: Nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Ý chí ngoan cường, sự chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh của quân dân Phúc Thọ đã được phát huy suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Genève, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của chúng trên đất nước ta và khôi phục hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Ảnh tư liệu: Quang cảnh Hội nghị ký kết Hiệp định Genève.
Ý chí ngoan cường, sự chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh của quân dân Phúc Thọ đã được phát huy suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Genève, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của chúng trên đất nước ta và khôi phục hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Ảnh tư liệu: Quang cảnh Hội nghị ký kết Hiệp định Genève.
Với thắng lợi của Hiệp định Genève, đúng 17 giờ ngày 3/8/1954, những tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi bốt Gia Hòa và Phụng Thượng, chấm dứt sự chiếm đóng của chúng trên quê hương Phúc Thọ. Từ đây, ngày 3/8/1954 trở thành Ngày giải phóng huyện - một mốc son vẻ vang trong lịch sử xây dựng và phát triển của quê hương.

Với thắng lợi của Hiệp định Genève, đúng 17 giờ ngày 3/8/1954, những tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi bốt Gia Hòa và Phụng Thượng, chấm dứt sự chiếm đóng của chúng trên quê hương Phúc Thọ. Từ đây, ngày 3/8/1954 trở thành Ngày giải phóng huyện - một mốc son vẻ vang trong lịch sử xây dựng và phát triển của quê hương.

Trải qua 69 năm xây dựng và phát triển, diện mạo của vùng đất 3 sông đã có nhiều đổi thay tích cực. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân của huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010 - 2022 đạt 9%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại.

Trải qua 69 năm xây dựng và phát triển, diện mạo của vùng đất 3 sông đã có nhiều đổi thay tích cực. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân của huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010 - 2022 đạt 9%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại.

Năm 2020, huyện Phúc Thọ vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao bằng công nhận Huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Địa phương đang nỗ lực cải thiện các tiêu chí để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Năm 2020, huyện Phúc Thọ vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao bằng công nhận Huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Địa phương đang nỗ lực cải thiện các tiêu chí để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Phúc Thọ định hướng phát triển theo hướng sinh thái, thông minh, bền vững; lấy thương mại, dịch vụ gắn với phát triển các đô thị sinh thái làm ngành kinh tế mũi nhọn; lấy nông nghiệp công nghệ cao làm nền tảng, và lấy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làm động lực cho sự phát triển.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Phúc Thọ định hướng phát triển theo hướng sinh thái, thông minh, bền vững; lấy thương mại, dịch vụ gắn với phát triển các đô thị sinh thái làm ngành kinh tế mũi nhọn; lấy nông nghiệp công nghệ cao làm nền tảng, và lấy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làm động lực cho sự phát triển.

Huyện Phúc Thọ phấn đấu đến năm 2030, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 30.000 tỷ đồng (năm 2022 đạt hơn 15.000 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch mạnh sang thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.

Huyện Phúc Thọ phấn đấu đến năm 2030, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 30.000 tỷ đồng (năm 2022 đạt hơn 15.000 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch mạnh sang thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.