Ả Rập Saudi dừng xuất dầu qua Biển Đỏ, giá dầu khép lại tuần tăng mạnh

Nguyễn Thu (Theo MarketWatch)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tuần qua, giá dầu WTI tăng 0,6%, giá dầu Brent nhích 1,7% do được hỗ trợ bởi thông tin Ả Rập Saudi tạm ngưng xuất dầu thông qua tuyến Biển Bắc.

Trong tuần này, giá dầu được hỗ trợ bởi thông tin nhà xuất khẩu dầu lớn nhất - Ả Rập Saudi tạm ngưng xuất dầu thông qua tuyến Biển Bắc do các vụ tấn công giữa quân nổi dậy Houthi.
Giá dầu ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần qua.
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, mỗi ngày tại eo Bab al-Mandeb, có khoảng 4,8 triệu thùng dầu và các sản phẩm năng lượng được vận chuyển qua khu vực này để sang châu Âu, Mỹ và châu Á, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA).
Trong phiên 23/7, giá “vàng đen” quay đầu đi xuống do thị trường chuyển tâm điểm chú ý từ tình hình căng thẳng gia tăng Mỹ - Iran, vốn là yếu tố đã đẩy giá dầu lên cao, sang mối lo ngại về tình trạng nguồn cung dư thừa.
Theo chuyên gia phân tích Phil Flynn của Công ty Price Futures Group ở Chicago, Ả  Rập Saudi và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác đang gia tăng sản xuất để bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng ở Iran trước thời điểm lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Tehran có hiệu lực từ tháng 11 tới.
Bước sang phiên 24/7, thị trường dầu thế giới khởi sắc trở lại giữa bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi EIA công bố số liệu dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ.
Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày 25/7 khi số liệu chính thức cho thấy lượng dầu dự trữ của Mỹ giảm nhiều hơn mức dự báo trước đó.
Theo EIA, dự trữ dầu thô của nước này đã giảm 6,1 triệu thùng vào tuần kết thúc vào 20/7, cao hơn mức kỳ vọng của thị trường và dự trữ xăng cũng giảm 2,3 triệu thùng. 
Đến ngày 26/7, giá dầu chứng kiến phiên tăng giá thứ 3 liên tiếp sau khi Ả Rập Saudi thông báo tạm ngừng xuất khẩu dầu qua qua tuyến đường Biển Đỏ sau khi 2 tàu chở dầu của nước này bị phong trào Hồi giáo Houthi ở Yemen tấn công ở khu vực đó.
Dầu đã nhảy vọt hồi đầu tuần này sau khi nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu Ả Rập Saudi ngừng vận chuyển dầu qua Biển Đỏ. 
Ngoài ra, việc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hạ nhiệt cũng tác động đến giá dầu thế giới.
Trong phiên 27/7, các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu sụt giảm, chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng giá liên tiếp, sau khi Bộ trưởng Năng lượng Nga cho biết một liên minh các nhà sản xuất có thể bơm nhiều dầu hơn mức đã đồng ý vào cuối năm nay.
Kết thúc phiên này, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex mất 92 xu Mỹ, tương đương 1,3%, còn 68,69 USD/thùng, dẫu vậy vẫn tăng 0,6% trong tuần qua.
Hợp đồng dầu Brent giao tháng 9 trên sàn London giảm 25 xu Mỹ, tương đương 0,3%, xuống 74,29 USD/thùng. Tuần qua, hợp đồng này đã vọt 1,7%. Cả dầu Brent lẫn dầu WTI đều ghi nhận tuần tăng giá đầu tiên trong 4 tuần.
Các hợp đồng dầu thô tương lai nới rộng đà sụt giảm sau những nhận định từ Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Tờ Wall Street Journal đưa tin Bộ trưởng Novak cho biết ông “không loại trừ khả năng bàn luận về việc tăng sản lượng dầu lên trên mức 1 triệu thùng/ngày”.
Trước đó, Nga, Ả Rập Saudi và các nhà sản xuất dầu lớn khác hồi cuối tháng trước đã đồng ý gia tăng sản lượng, nhưng vẫn thấp hơn mức sản lượng cắt giảm đã thỏa thuận trong năm 2016.
Phil Flynn - chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group cho biết, giá dầu suy yếu trong bối cảnh giao dịch ảm đạm. Tuy nhiên, theo ông Flynn, tác động lâu dài của những nhận định trên có thể bị hạn chế bởi những nghi ngờ về khả năng Nga có thể tăng đáng kể sản lượng vượt qua mức hiện tại, vì về cơ bản, Nga đã tối đa hóa khả năng sản xuất của mình.
Giá dầu sụt giảm trong phiên này sau khi dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ cộng 3 giàn lên 868 giàn trong tuần này.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần