Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

AEC - Bước ngoặt đánh dấu tiến trình hội nhập toàn diện

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015.

Ngày 10/6, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ phối hợp với Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) và Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức hội thảo “Phổ biến về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia."

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015.

Đây là một bước ngoặt đánh dấu tiến trình hội nhập toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, tạo không gian kinh tế chung đưa nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất thương mại và đầu tư thống nhất, với thị trường chung có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm khoảng 2.000 tỷ USD. 

Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán các FTA với EU, Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), Hiệp định RCEP (gồm các nước ASEAN+6 với Hàn Quốc), Khối Thương mại tự do châu Âu (Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Iceland) và Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP).
(Ảnh minh họa: Xuân Khu/TTXVN)
(Ảnh minh họa: Xuân Khu/TTXVN)
Tại hội thảo, các diễn giả của Bộ Công Thương trình bày về các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ và đầu tư trong các FTA mà Việt Nam tham gia, đồng thời phân tích những lợi ích và cơ hội, cũng như những khó khăn và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu, rộng trong ASEAN. 

Kết quả phân tích tập trung làm rõ về các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí trong đất liền, trên biển và thềm lục địa, dịch vụ viễn thông, phân phối, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, in ấn.

Đại diện của Tổng cục Thuế chia sẻ quy định cụ thể về khung thời gian cắt giảm thuế, so sánh mức thuế suất ưu đãi năm 2014 và được miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN) trong mỗi FTA đối với một số mặt hàng thủy sản, sản phẩm xay xát, tinh bột, lúa mỳ, xà phòng và các chất hoạt động bề mặt, máy thiết bị cơ khí, động cơ điện, máy phát điện…

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng quy tắc xuất xứ ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường ưu đãi thuế quan.

Nội dung hướng dẫn tập trung vào các chủ đề thiết thực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gồm các loại ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi và thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và xác minh xuất xứ.