Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

"Ăn theo" sự cố chung cư

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dư chấn của hàng loạt cú sốc về chất lượng chung cư (cả cao cấp lẫn bình dân) chắc chắn sẽ để lại ảnh hưởng rõ rệt tới thanh khoản thị trường thời gian tới đây.

Ngoại trừ phân khúc cao cấp vốn "kén" khách, sản phẩm nhà ở tầm trung đang chứng kiến ít nhiều sự giảm nhiệt tâm lý của lực lượng người mua nhà.

Tầm tài chính từ một đến dưới ba tỷ đồng đủ để sở hữu một căn chung cư ở HH Linh Đàm, Đại Thanh, GoldenLand Nguyễn Trãi, Golden West hay CT36 Định Công. Nhưng với đủ nỗi sợ (sợ bị cúp nước mùa nóng, sợ đấu tranh đòi quyền lợi với chủ đầu tư, sợ cháy…), nhiều khách hàng đang dao động ý định thực hiện giao dịch tại hàng loạt dự án nhà ở có biên độ giá từ 14 đến 26 triệu đồng/m2. 

Chán "mua" – thèm "thuê"

Anh Thái, 37 tuổi, cán bộ tại một cơ quan thông tin ở Hà Nội, tỏ ra rất chắc chắn về quyết định tìm chốn an cư của mình: "Hai vợ chồng làm cùng ngành, đều là công chức và ở thuê nhà tập thể tại ngõ 102 Trường Chinh gần hai năm nay. Sau khi tích cóp và gom góp tài chính được 1,5 tỷ đồng, quý I/2015 chúng tôi định mua căn chung cư bình dân tầng 25 ở quận Hà Đông theo hình thức trả góp. May mắn là chưa mua và dọn về ở, nếu không thì chưa biết thế nào. Gia đình tôi đã thống nhất thuê tiếp tới giữa năm 2016 rồi mới tính đến chuyện mua căn hộ dự án".
Nhiều khách hàng đang dao động ý định thực hiện giao dịch tại hàng loạt dự án nhà ở có biên độ giá từ 14 đến 26 triệu đồng/m2.
Nhiều khách hàng đang dao động ý định thực hiện giao dịch tại hàng loạt dự án nhà ở có biên độ giá từ 14 đến 26 triệu đồng/m2.
Từng sống kiếp "ở trọ" suốt 6 năm qua và hiện đi làm với mức thu nhập 9 triệu đồng/tháng, Quân, kỹ sư tin học (quê Vĩnh Phúc) định hình nơi ở trong tương lai của mình tại Hà Nội chắc chắn sẽ là chung cư. Nhưng trước mắt, anh đang săn tìm căn hộ chung cư tầng thấp để có thể yên tâm "thoát thân" khi xảy cháy. 

"Giá thuê có cao hơn, nhưng tầng 12 là đủ thuyết phục tôi xuống tiền. An toàn là bạn, đi làm đã mệt, về nhà còn nơm nớp thì không ai chịu nổi" - anh Quân tâm sự.

Nhiều khách hàng đang dao động ý định thực hiện giao dịch tại hàng loạt dự án nhà ở có biên độ giá từ 14 đến 26 triệu đồng/m2

Những nét chấm phá trên được minh chứng bằng tâm trạng "vui như Tết" của nhiều môi giới chuyên "chắp nối" các thương vụ thuê BĐS nhà ở vài ngày trở lại đây.

Một lãnh đạo sàn ở quận Cầu Giấy bình luận: "Thị trường rất cần những cú sốc như vừa qua để khách hàng hiểu rõ giá trị tài chính đổ vào từng m2 căn hộ dự án. Chậm giao dịch mua bán, thì tăng thanh khoản thuê – dẫu sao, người làm nghề dịch vụ như chúng tôi cũng... có thêm việc làm, cải thiện thu nhập cuối năm".

Nhắc tới căn hộ chung cư mini, hầu hết mọi thông tin cần và đủ về loại sản phẩm nhà ở này đã quá rõ. Nhược điểm (duy nhất, tính tới thời điểm hiện tại), theo nhiều khách hàng khó tính và am hiểu "sơ sơ" về pháp lý BĐS, chính là vấn đề được cấp chứng nhận sở hữu căn hộ. 

Không bàn về sự cạnh tranh nội bộ giữa các loại công trình nhà ở "mô phỏng" CCMN hay CCMN đúng nghĩa (tuân thủ đầy đủ về GPXD, quy hoạch độ cao, PCCC, lối thoát hiểm, chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc trách nhiệm cấp sổ, tách sổ cho cư dân), phân khúc CCMN đang… may mắn nhận được cái nhìn thiện cảm của người chưa có nhà ở. 

Chung cư mini lên giá

Lý do chủ quan, theo một số khách hàng ở CCMN nằm tại Khương Hạ, Xuân Đỉnh, Đình Thôn, chưa từng có tiền lệ "cháy nổ – cúp nước – sự cố thang máy" ở những công trình cao 7-9 tầng này. 

Chị Linh, người sống ở căn hộ tầng 4 (chung cư tại ngõ lớn đường Khương Hạ, Thanh Xuân) nhớ lại: "Suốt 3 năm qua, gia đình tôi ở đây vẫn ổn. Điện, nước sinh hoạt, truyền hình cáp, internet hay vấn đề an ninh, an toàn thang máy đều rất hợp lý, suôn sẻ. Ngoại trừ vấn đề sổ hồng căn hộ, mọi điều ở CCMN này đều vượt xa cuộc sống ở những block nhà san sát nhau tại quận Hoàng Mai vừa hình thành". 

Trả lời câu hỏi phải chăng CCMN đang gặp may mắn nhờ những tai tiếng ở nhiều chung cư thương mại thời gian gần đây, ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ địa chính Hà Nội, đưa ra quan điểm khá thuyết phục. 

Theo ông Tùng, những khu chung cư thương mại từng xảy ra một số sự cố hỏa hoạn, mất nước sinh hoạt, hay thang máy hư hỏng… ảnh hưởng rất rõ rệt tới cuộc sống của hàng trăm hộ gia đình, hàng nghìn cư dân trong tòa nhà. Khắc phục rủi ro là một vấn đề cũng tương đối phức tạp. Ngược lại, về phần CCMN, do quy mô nhỏ gọn (6-8 tầng phổ biến), nếu xảy sự cố cháy, người dân hoàn toàn có thể xử lý kịp thời và thoát hiểm được. 

Tiếp theo, về phía những người dân đang sinh sống ở các chung cư xảy ra rủi ro (hoặc chung cư tương đương, cùng chủ đầu tư), tâm trạng hoang mang lo lắng đương nhiên xảy đến. 

Họ dự tính: Phải chuyển đi nhanh chóng vì chẳng biết điều gì xảy đến trong tương lai. Nhưng, bán vội, bán gấp thì càng khó bán. Đa số cư dân này sẽ không dư dả gì, thậm chí chỉ đủ trang trải cuộc sống và trả góp mua căn nhà hiện hữu.

"Không thể mua sản phẩm cao cấp, cũng khó lòng bán ngay, vô hình chung CCMN trở thành một trong số ít lựa chọn tốt cho những người đang cần nhà như một chốn an cư đúng nghĩa", ông Tùng phân tích.