Bắt đầu từ ngày 13/4, hệ thống siêu thị Hạnh phúc - “siêu thị 0 đồng” cho người có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội chính thức đi vào hoạt động tại cổng sau TTTM Grand Plaza, 117 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy. Đây là chuỗi siêu thị đã mở tại 8 điểm trên 8 tỉnh, TP (Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Huế, Phú Yên) và sẽ duy trì siêu thị cho đến khi hết dịch Covid-19. Được biết, chương trình sẽ diễn ra từ 8 giờ đến 17 giờ mỗi ngày.
|
Người dân tới đăng kí lấy hàng tại ''siêu thị 0 đồng''. |
Có mặt từ 8 giờ sáng tại trước cửa “siêu thị 0 đồng”, cô Nguyễn Thị Cầm (45 tuổi, trú tại phố Bằng Liệt, quận Hoàng Mai, là nhân viên vệ sinh môi trường) tỏ ra khá bất ngờ khi mọi người đã đến xếp hàng đông.
“Đến thấy quá đông nên tôi xác định may mắn thì còn, không thì xác định về không nhưng cũng buồn một chút vì mất công xếp hàng. Tôi cũng thấy mọi người bảo nhau đến lấy hàng, đông như này cũng chưa biết có kiên trì được hay không vì 1 giờ tôi phải đi làm nên sẽ cố gắng đợi.” – cô Cầm chia sẻ.
Theo ghi nhận của PV, phía bên trong của "siêu thị 0 đồng" là những kệ hàng đầy ắp gạo, dầu ăn, trứng gà đóng hộp, muối, đường, dầu gió… được đặt ngăn nắp. Tại đây, người dân được nhân viên siêu thị hỗ trợ chọn nhu yếu phẩm theo nhu cầu, miễn sao đảm bảo tổng hàng hóa trị giá 100.000 đồng/người.
Cũng đến từ sáng sớm, ông Nguyễn Văn Tịnh (80 tuổi trú tại quận Tây Hồ) may mắn hơn cô Cầm khi được ưu tiên lấy hàng trước. Trên tay cầm những nhu yếu phẩm như: nước mắm, muối, đường, trứng và mì tôm, ông Tịnh không giấu được niềm vui và bày tỏ lời cám ơn đến “siêu thị 0 đồng”.
“Tôi đã già và đang ở với con trai làm nghề bốc vác, công việc không có, mà dịch bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều. Khi biết được thông tin tôi đã đến đây để lấy hàng. Thực sự tôi rất bằng lòng và vui với những món quà tại siêu thị, không dám đòi hỏi, họ cho gì thì cho, những món quà này giúp những người già như chúng tôi cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc hơn” – ông Tịnh bộc bạch.
|
Nhiều người già cũng đã tranh thủ tới lấy hàng trong buổi sáng 14/4. |
Theo ông Nguyễn Quang Huy - Đại diện Ban tổ chức, “siêu thị 0 đồng” được bắt đầu ở Hà Nội vào ngày 13/4 và trước đó cũng đã có ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Lạng Sơn, Huế, Phú Yên. Hiện tại, ban tổ chức cũng đang làm việc với các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận để triển khai mô hình "siêu thị 0 đồng". “Ngay trong ngày đầu tiên tại Hà Nội đã ghi nhận hơn 100 người tới nhận hàng, còn trên toàn hệ thống đã có hơn 1.000 người. Khi triển khai đã xác định với phương châm 3 tại chỗ: Địa điểm, nhân sự và hàng hóa” – ông Huy cho biết.
Ông Quang Huy cũng cho biết thêm: "Chương trình đã triển khai đồng loạt, quyết liệt, sử dụng 3 tại chỗ: Địa điểm, nhân sự tại chỗ tham gia phát quà, xếp đồ và hàng hóa là tại chỗ."
Cũng theo đại diện Ban tổ chức, khi đi vào hoạt động “siêu thị 0 đồng” cần thực hiện đúng với những quy định trong mùa dịch. Ông Quang Huy chia sẻ: “Thực ra chúng tôi không muốn đưa ra tiêu chí khắt khe, dù nắng dù mưa mọi người vẫn đến thì đó là những người khó khăn. Chúng tôi mong muốn có nhiều người đến càng tốt để nêu cao tinh thần nhân văn”.
|
Người dân xếp hàng vào ''siêu thị 0 đồng'' lấy hàng. |
|
Lượng người đông đúc đổ xô về nhận hàng trong buổi sáng 14/4. |
|
Lực lượng chức năng phải có mặt để yêu cầu người dân giãn cách theo đúng quy định. |
|
Ngừoi dân đứng cách nhau 2m theo đúng quy định của Ban tổ chức. |
|
Nhiêu người có hoàn cảnh khó khăn đến đăng kí nhận hàng. |
|
Một người cao tuổi có mặt từ rất sớm để đăng kí với Ban Tổ chức. |
|
Do quá đông, nhiều người đã xin giấy đăng kí và ra phía ngoài điền thông tin trước. |
|
Những mặt hàng tại phía bên trong ''siêu thị 0 đồng'' dành cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. |
|
Tại đây, người dân được nhân viên siêu thị hỗ trợ chọn những nhu yếu phẩm tùy theo nhu cầu, miễn sao đảm bảo tổng hàng hóa trị giá 100.000 đồng/người. |
|
Ngoài những nhu yếu phẩm là đồ ăn thì quần áo, tất, khẩu trang cũng là thứ được Ban Tổ chức chuẩn bị cho người có hoàn cảnh khó khăn tới lấy đồ. |
|
Những sản phẩm đều được ghi với giá là 0 đồng. |
|
Những tình nguyện viên xếp hàng lên giá cho người dân vào lấy. |
|
Ban đầu, do lượng người quá đông nên tình trạng giãn cách không được thực hiện đúng với quy định. |
|
Một người dân có hoàn cảnh khó khăn tới nhận hàng. |
|
Được biết, chuỗi 'siêu thị 0 đồng' đã mở tại 8 điểm trên 8 tỉnh, TP (Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Huế, Phú Yên) và sẽ duy trì siêu thị cho đến khi hết dịch Covid-19. |
|
Tại Hà Nội, siêu thị Hạnh phúc – ''siêu thị 0 đồng'' cho người có hoàn cảnh khó khăn chính thức đi vào hoạt động vào ngày 13/4 tại cổng sau TTTM Grand Plaza, 117 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy |
|
Người sau khi lấy hàng khá vui vẻ khi ra về. |
|
Ông Nguyễn Văn Tịnh - 80 tuổi ở Tây Hồ hồ hởi khi nhận hàng và ra về. |
|
''Thực sự tôi rất bằng lòng và vui với những món quà tại siêu thị, không dám đòi hỏi, họ cho gì thì cho, những món quà này giúp những người già như chúng tôi cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc hơn'' – ông Tịnh chia sẻ. |