Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Anh: Hơn 1.000 luật sư đề nghị chính phủ xét lại kết quả trưng cầu Brexit

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hơn 1.000 luật sư Anh gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng David Cameron về kết quả trưng cầu dân ý ủng hộ Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit).

Independent ngày 11/7 đưa tin, hơn 1.000 luật sư Anh gửi đơn thư kiến nghị lên Thủ tướng David Cameron về kết quả trưng cầu dân ý ủng hộ Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit). Theo đó, các luật sư đã cố gắng thuyết phục Thủ tướng Anh David Cameron về kết quả trưng cầu dân ý Brexit, rằng kết quả này chỉ mang tính “tham khảo”, không hề có tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Các luật sư Anh nói thêm, chính phủ cần tổ chức một cuộc điều tra độc lập về số chi phí cũng như lợi ích thu được trước khi thực hiện kế hoạch rời khỏi EU. Theo chủ nhân của các đơn thư kiến nghị này, bức thư của họ sẽ đến tay Thủ tướng vào tuần này và hy vọng, nó sẽ “hóa giải các vấn đề pháp lý, hiến pháp và chính trị” kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit lịch sử.
Nhiều người Anh muốn xem xét lại kết quả trưng cầu Brexit với hy vọng Anh sẽ ở lại EU.
Nhiều người Anh muốn xem xét lại kết quả trưng cầu Brexit với hy vọng Anh sẽ ở lại EU.
Luật sư Philip Kolvin, đại diện các luật sư sáng kiến việc gửi đơn thư cho Thủ tướng nói: “Quốc hội có quyền giám sát quyền dân chủ của chúng tôi. Các nghị sĩ được bầu sẽ thực hiện một cách tốt nhất, khách quan nhất quyền lợi và nghĩa vụ của họ, để bảo vệ lợi ích của đất nước và thế hệ tương lai. Tại thời điểm khủng hoảng hiến pháp, chính trị và rất có thể là kinh tế, xã hội sâu sắc này, chúng tôi cần họ”.
Trong khi nghị sĩ David Lammy, cựu Bộ trưởng Giáo dục nói với The Independent rằng: “Quốc hội dân chủ của chúng ta có thẩm quyền, chúng ta không thể tạo ra một chính phủ bằng cách trưng cầu dân ý. Bất cứ ai thay thế Thủ tướng David Cameron đều phải thông qua sự chấp thuận của Quốc hội, trước khi hành động để kích hoạt Brexit”.

Trước đó, kết quả trưng cầu dân ý ở Anh đã bị phản đối bởi các nhà lãnh đạo khác trên thế giới như Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Giám đốc Christine Lagarde của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các nhà lãnh đạo kêu gọi chính phủ Anh cần xem xét cẩn trọng vấn đề trước khi quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu.