Tuy nhiên, nếu địa phương chạy theo thành tích thì sẽ mất chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo.
Thưa ông, có một thực tế là nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong việc thống kê, rà soát đánh giá tỷ lệ hộ nghèo dẫn tới kết quả không phản ánh chính xác tình hình?- Từ khi chuyển sang tiếp cận chuẩn nghèo đa chiều, Bộ LĐTB&XH đã có Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Tất cả các địa phương không được phép đưa ra chỉ tiêu khác quy định của Thông tư này. Tuy nhiên, điều tra về tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều do cán bộ cơ sở thực hiện chứ không có kinh phí để làm điều tra thống kê. Dùng chính lực lượng cán bộ địa phương để điều tra tỷ lệ hộ nghèo là cách làm sáng tạo trong bối cảnh không có kinh phí, nhưng do trình độ cán bộ không đồng đều nên có địa phương làm tốt, có địa phương còn hạn chế.Từ khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên đáng kể gây trở ngại không nhỏ cho các địa phương trên đường về đích nông thôn mới (NTM). Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?- Đúng là các địa phương đang gặp áp lực về tiêu chí hộ nghèo trong quá trình xây dựng NTM. Mặc dù vậy, phải nói là kể cả các xã đã đạt chuẩn NTM vẫn phải củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, không chỉ riêng tiêu chí hộ nghèo mà cả an ninh trật tự vì chỉ cần một đơn khiếu kiện vượt cấp là mất danh hiệu ngay. Nếu địa phương giảm nghèo bằng mọi cách, chạy theo thành tích thì sẽ không bền vững và quan trọng hơn là sẽ mất chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Khi ấy, người dân sẽ chịu thiệt thòi và chắc chắn sẽ dẫn tới khiếu kiện.Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách giảm nghèo vẫn còn chồng chéo, hiệu quả chưa cao. Điều này sẽ được khắc phục như thế nào?- Hiện nay, nhiều chính sách đã và đang được tích hợp lại để tạo sự thống nhất. Chẳng hạn, lĩnh vực giáo dục đã tích hợp 3 văn bản của Chính phủ áp dụng cho trường bán trú thành một chính sách hay Quyết định 46/2015/QĐ-TTg tích hợp các quy định về hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ dừng lại ở mức ghép văn bản, còn thay đổi chính sách để tiếp cận chuẩn nghèo đa chiều vẫn chưa làm được. Hiện, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đang xây dựng kế hoạch phối hợp với các bộ, ngành trong năm nay tích hợp xong các chính sách liên quan đến giảm nghèo.Vậy, ông có thể cho biết điểm mới của chính sách giảm nghèo trong giai đoạn tới?- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 đã đưa ra nhiều điểm mới nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện, tập trung vào địa bàn khó khăn nhất, vùng sâu, vùng xa, dân tộc, miền núi và tích hợp với các chương trình, dự án trước đây như Chương trình 30a, Chương trình 135… Chính sách giai đoạn này sẽ hướng vào cơ chế đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, tất cả dự án giảm nghèo được phân cấp về cho cấp xã. Thứ hai là thay đổi từ hỗ trợ hộ đơn lẻ sang hỗ trợ cho nhóm cộng đồng. Một điểm đáng chú ý khác là chuyển mạnh từ cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh để từng bước vươn lên thoát nghèo.Xin cảm ơn ông!Việt Nam được đánh giá là một trong 6 quốc gia hoàn thành trước thời hạn và là điểm sáng về thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 5,97% và đến hết năm 2015 giảm xuống còn 4,2%. |