Thị trường thiết bị bảo mật khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật Bản (APEJ) đã lên đến 267,11 triệu USD doanh thu tại các nhà máy trong quý 2/2010, tăng 24,2% so với cùng quý năm 2009, theo IDC.
"Do sự phát triển của các mối đe dọa ngày càng tinh vi tới các doanh nghiệp, nhu cầu bảo mật lớn hơn bao giờ hết. Nhiều nhà quản lý nhận ra bảo mật là một chức năng kinh doanh và hiểu rằng tiếp cận đa lớp là cần thiết để bảo vệ mạng của họ. Thị trường thiết bị bảo mật tiếp tục mở rộng để đáp lại những mối đe dọa mới và các nhu cầu của khách hàng về bảo vệ an ninh tiên tiến", Naveen Hegde, nhà phân tích thị trường nghiên cứu phần mềm châu Á – Thái Bình Dương của IDC, cho biết. "Đây là lý do tại sao bảo mật thường nằm đầu danh sách khi nói đến ưu tiên chi tiêu CNTT".
Người dùng có xu hướng chọn các thiết bị bảo mật hiệu quả về chi phí và dễ quản lý với các chức năng kết hợp. Do đó, thị trường quản trị nguy cơ hợp nhất UTM (Unified Threat Management) chứng kiến một sự tăng trưởng 30% hàng quý. Quản trị nội dung, đặc biệt trên nền Web và bảo mật tin nhắn, tăng mạnh tương ứng 128% và 98%. Mức tăng trưởng hàng năm này cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng đối với các giải pháp quản trị nội dung trong khu vực có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa dựa trên web ngày càng tinh vi như là thư rác, tấn công chèn mã độc (XSS), và những cố gắng lừa đảo thông qua email.
Nền kinh tế APEJ phục hồi trước và nhanh hơn so với Mỹ và châu Âu, triển vọng của thị trường thiết bị bảo mật vẫn còn tương đối tích cực và dự kiến đạt 2,485 tỷ đô la Mỹ (2,485 tỷ USD, ~48.725 tỷ đồng) doanh thu (đạt được từ tiêu thụ của khách hàng) vào năm 2014. IDC dự đoán tăng trưởng đặc biệt mạnh là ở những thị trường mới nổi phát triển nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN, nơi cơ sở hạ tầng CNTT chưa hoàn thiện mặc dù nhận thức ngày càng tăng từ các các tập đoàn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và người dùng cuối. Trong vòng 5 năm, các thiết bị UTM sẽ chiếm 38% thị trường thiết bị bảo mật vào năm 2014 so với 26% trong năm 2009.
Naveen nói thêm: "Khi nền kinh tế phục hồi và trả lại các cơ hội, các doanh nghiệp đang đòi hỏi các dự án bảo mật được triển khai có hiệu quả hơn, trong thời gian ngắn hơn, và với một liên kết tốt hơn cho nhu cầu của họ. Nhìn chung, IDC cho rằng thị trường thiết bị bảo mật đạt được sự tăng trưởng vững chắc trên nhiều phân khúc thị trường khác nhau, đặc biệt là các phân khúc UTM, quản trị nội dung và hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS). Do sự tăng trưởng các cuộc tấn công mạng, quản trị bảo mật vẫn là chủ đề nóng trong các chương trình nghị sự của các công ty. Có một nhu cầu quan trọng để cải thiện các biện pháp an ninh để bảo vệ mạng khi sự phức tạp của các mối đe dọa gia tăng".