Australia "tố" Trung Quốc áp bức kinh tế vì vụ điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19

Tú Anh (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Australia đã yêu cầu đại sứ Trung Quốc phải giải thích nguy cơ bị “áp bức kinh tế” nhằm trả đũa việc Canberra thúc đẩy quốc tế điều tra nguồn gốc và sự lây lan của virus Corona chủng mới gây đại dịch Covid-19.

Australia gần đây kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra về đại dịch Covid-19, điều khiến Bắc Kinh – đối tác thương mại lớn nhất của Canberra, nổi giận. Australia hôm nay (28/4) đã yêu cầu đại sứ Trung Quốc phải giải thích nguy cơ bị “áp bức kinh tế” nhằm trả đũa việc Canberra thúc đẩy quốc tế điều tra nguồn gốc và sự lây lan của virus Corona chủng mới gây đại dịch Covid-19.

 Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham

Trước đó, Cheng Jingye, Đại sứ Trung Quốc tại Australia trao đổi với một tờ báo địa phương hôm 27/4 rằng người tiêu dùng Trung Quốc có thể tẩy chay các sản phẩm thịt bò, rượu và du lịch Australian để phản ứng lại.

Bộ trưởng Birmingham khẳng định ông Cheng đã bị Bộ trưởng Ngoại giao nước này triệu tập để giải thích về phát ngôn trên.

Ông Simon Birmingham cũng cho biết Australia là một trong những “nhà cung cấp chính” cho Trung Quốc trong các mặt hàng thiết yếu và đem đến động lực lớn cho việc tăng trưởng sản xuất của Bắc Kinh.  

“Australia sẽ không thay đổi quan điểm chính sách đối với các vấn đề sức khỏe cộng đồng do bị áp bức kinh tế, hoặc các mối đe dọa của sự ép buộc kinh tế, chúng tôi chỉ thay đổi chính sách trong các vấn đề về an ninh quốc gia”, ông Birmingham chia sẻ trên đài ABC.

Đối tác Trung Quốc chiếm 26% tổng kim ngạch thương mại của Australia, trị giá khoảng 235 tỷ đô la Australia (150 tỷ USD) trong năm 2018/19, và là thị trường xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm của Australia như than, quặng sắt, rượu vang, thịt bò, du lịch và giáo dục.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Birmingham cho biết Australia muốn duy trì mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, nhưng cũng sẽ tìm kiếm các cơ hội với đối tác khác như Ấn Độ và Liên minh châu Âu.

Ngay cả thời điểm hai nước có căng thẳng ngoại giao giai đoạn 2018-2019, khi Australia đưa ra luật can thiệp thương mại nhằm nhắm đến Trung Quốc, kim ngạch song phương vẫn tăng 20%. “Trung Quốc cần chúng ta. Đừng quên điều đó”,  James Paterson, thành viên đảng cầm quyền Tự do Australia chia sẻ với Sky News.