Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nhấn mạnh, dù trực thuộc Bộ Công Thương hay trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố thì bản chất hoạt động của lực lượng QLTT không hề thay đổi, đó là phục vụ nhiệm vụ chung duy nhất kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống các vi phạm về giá, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với một nguyên tắc không dời sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, T.Ư và cơ quan chủ quản.
“Đây là bước chuyển tới một lực lượng chuyên trách, xuyên suốt theo tư tưởng chính quy hiện đại. Đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu trong điều kiện kinh tế thị trường vì vậy rất cần tới con người và quy trình làm việc hiện đại phù hợp với thực tiễn, làm lành mạnh thị trường, bảo vệ người tiêu dùng. Bởi, nếu không có con người và quy trình hoạt động, công cụ phù hợp đủ sức tác nghiệp sẽ rất khó khăn trong quá trình hoạt động” - Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.Theo kế hoạch, việc xây dựng Đề án thành lập 19 Cục QLTT liên tỉnh sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước tháng 12/2019. Theo đó, sẽ giảm từ 63 Cục cấp tỉnh, thành phố xuống còn 44 Cục cấp tỉnh, thành phố và liên tỉnh. Đồng thời, rà soát, giảm số lượng các Đội QLTT cấp huyện xuống còn 376 Đội theo lộ trình đến năm 2020.Trước đó, ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương. Theo quy định, lực lượng QLTT sẽ được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ T.Ư tới địa phương. Tại địa phương, thành lập Cục QLTT cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục, có Đội QLTT cấp huyện trực thuộc Cục QLTT cấp tỉnh.Về cơ cấu tổ chức, các tổ chức QLTT ở T.Ư gồm: Văn phòng Tổng cục; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính; Vụ Chính sách - Pháp chế; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Cục Nghiệp vụ QLTT.Tại địa phương, thành lập Cục QLTT cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục, có Đội QLTT cấp huyện trực thuộc Cục QLTT cấp tỉnh thay cho mô hình Chi cục trực thuộc Sở Công Thương.