Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Anh điểm danh Hà Nội trong số những thành phố đi bộ hấp dẫn thế giới

Hương Thảo (The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trang The Guardian đã điểm danh Thủ đô Hà Nội trong bài viết phản ánh về các thành phố đi bộ (walkable city) nổi bật trên thế giới.

Trang báo Anh vừa có bài viết "Một thành phố đi bộ có diện mạo ra sao?" nhằm phản ánh những đô thị an toàn và có nhiều sáng kiến thúc đẩy người dân đi bộ trên thế giới, trong đó có Hà Nội.
Skye Duncan, chuyên gia thuộc NACTO - một hiệp hội gồm 10 cơ quan giao thông của 62 thành phố lớn ở Bắc Mỹ, cho rằng, các thành phố từ lâu đã đặt câu hỏi rằng “làm thế nào để xe cộ di chuyển dễ dàng?”, vậy đến khi nào người ta mới nghĩ tới việc “làm thế nào để người đi bộ được thuận tiện?”

"Người đi bộ đã không được quan tâm đúng mức ở nhiều thành phố", ông nói thêm, "về cơ bản, thật khó để trở thành một thành phố lớn mà không phát triển cơ sở hạ tầng dành cho người đi bộ."

Manchester: Mạng lưới làn đường riêng
Những làn đường được thiết kế riêng có thể là chìa khóa cho một thành phố thân thiện không khói xe. Gần đây, Manchester, Anh đã công bố một dự án đường dành riêng cho người đi bộ và đi xe đạp trị giá 160 triệu bảng, bao gồm: 1.400 tuyến đường, vỉa hè được cải thiện; 25 khu phố ưu tiên xe đạp và bộ hành hơn xe hơi; có nơi để ngồi nghỉ và hoạt động giao lưu. Khi hoàn thành, đây sẽ là mạng lưới đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp lớn nhất ở Anh.
 
Manchester trước (trên) và sau khi thực hiện dự án.
Công việc sẽ được giám sát bởi chính quyền thành phố Manchester, các chính quyền quận, cùng với cựu VĐV đua xe đạp từng dành huy chương vàng Olympic Chris Boardman.

London: Khi xe đạp trở thành vấn đề
Thủ đô nước Anh là nơi có mật độ người đi bộ cao nhất thế giới, với 51% số người đi bộ chỉ trong 9% không gian đường bộ. Mặt khác, số lượng người đi xe đạp cũng chiếm tỉ lệ khá lớn tại đây trong khung giờ buổi sáng.

Tại khu trung tâm mua sắm sầm uất Queen Street, các nhà chức trách đang đau đầu tìm cách giảm tỉ lệ va chạm giữa những người đi xe đạp và đi bộ. Những báo cáo sự cố từ người đi bộ chủ yếu vẫn là việc người đi xe đạp đang đi quá nhanh, nhưng tất nhiên là “nhanh” trong một không gian quá chật hẹp.

Một công ty công nghệ vì vậy đã bắt tay thực hiện hệ thống thử nghiệm các biện pháp can thiệp khác nhau, chẳng hạn như tín hiệu “chậm lại” để tách làn đường dành cho xe đạp. Chính quyền sẽ phối hợp với công ty để khảo sát ý kiến của cả người đi bộ và người đi xe đạp để biết được biện pháp nào là hiệu quả nhất .

Hà Nội: Không gian an toàn cho phụ nữ
Mức độ an toàn của đường phố cũng được xem là chỉ số quan trọng để đánh giá một thành phố văn minh hay có thể đi bộ được hay không.

Tại Việt Nam, một nghiên cứu cho thấy 87% phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục ở những nơi công cộng, trong đó 3 địa điểm nữ giới cảm thấy an toàn nhất là nhà vệ sinh công cộng, những nơi có lối đi riêng cho người lớn và xe buýt.

Vì vậy việc một ứng dụng Safe Citíe (S-Cities) đi vào hoạt động giúp mọi người có thể báo cáo, đánh giá những nơi mà họ cảm thấy an toàn hoặc không an toàn trên đường phố hoặc trên xe buýt, tại nơi làm việc hoặc trong trường học, tong các nhà vệ sinh công cộng… Bản đồ dữ liệu an toàn cộng đồng giúp người theo dõi chọn đưuọc tuyến đường an toàn nhất. Dữ liệu cũng sẽ được sử dụng để theo dõi các khu vực trong thành phố đang hoạt động như thế nào nhằm kêu gọi cải tiến.
Giao diện ứng dụng S-Cities áp dụng trên địa bàn Hà Nội.

San Francisco: Một nơi để nghỉ chân và gặp gỡ

Chris Duderstadt đã đặt 115 băng ghế công cộng khắp San Francisco kể từ khi ông bắt đầu dự án của mình vào những năm 1970. Ông tự tay xây dựng, sơn và cung cấp các băng ghế miễn phí hoặc chỉ với một khoản quyên góp nhỏ, đem lại cho cộng đồng một nơi nào đó để gặp gỡ và nghỉ ngơi. Ông thậm chí còn chia sẻ thiết kế của mình để những người khác có thể làm theo.
Dự án băng ghế công cộng nhằm mục đích đưa ra một nơi để ngồi nghỉ cho bất kỳ ai ở San Francisco. 

"Chúng (những băng ghế) khiến một khu phố trở nên thân thiện hơn nhiều", ông nói. “Với một tiếng rưỡi tôi có thể làm một cái ghế dài. Nó mang lại cho tôi niềm vui và nó mang niềm vui đến cho nhiều người khác.”

Đáng yêu hơn khi tùy vào vị trí đặt mà Duderstadt sẽ sơn ghế màu gì, chẳng hạn như lần ông tạo một băng ghế màu vàng bên ngoài một cửa hàng phô mai, hoặc ông cũng có thể chỉnh sửa chúng tùy theo yêu cầu của những người “chấp nhận” chúng.

Các băng ghế ở San Francisco cũng vấp phải nhiều chỉ trích khi chúng trở thành nơi “tá túc” của người vô gia cư. Khi điều này xảy ra, Duderstadt hoặc chủ nhà sẽ báo cáo những người vô gia cư với các tổ chức xã hội địa phương và dọn dẹp lại băng ghế.

Tuy nhiên, “những người ngồi trên băng ghế cần được tôn trọng", Duderstadt nói, “chúng được tạo ra dành cho cộng đồng và đôi khi những người sử dụng chúng không được thơm tho, nhưng đó là cuộc sống.”