Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bao bì đựng thực phẩm chứa hơn 175 hóa chất nguy hiểm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một số bao bì thực phẩm có chứa hóa chất độc hại có liên quan đến ung thư và khả năng sinh sản, một nghiên cứu mới đã cảnh báo.

Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 170 hóa chất nguy hiểm được sử dụng một cách hợp pháp trong việc sản xuất bao bì đựng thực phẩm. Theo họ, các hóa chất độc hại này có liên quan đến ung thư, biến đổi về gen và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nhưng Sở Tiêu chuẩn Thực phẩm (Food Standards Agency) giải thích tất cả các bao bì thực phẩm đều nằm trong tiêu chuẩn Châu Âu và sự hiện diện của các hóa chất là không đáng lo ngại nếu chúng được sử dụng trong "giới hạn".

 
Nghiên cứu phát hiện khoảng 175 hóa chất khác nhau trong các bao bì thực phẩm và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe. Ảnh minh họa
Nghiên cứu phát hiện khoảng 175 hóa chất khác nhau trong các bao bì thực phẩm và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe. Ảnh minh họa
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phụ gia thực phẩm và chất gây ô nhiễm. Nghiên cứu phát hiện khoảng 175 hóa chất khác nhau trong các bao bì thực phẩm và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe. Họ phát hiện ra rằng các chất này có thể can thiệp vào việc sản xuất tinh trùng, gây ra dị tật bộ phận sinh dục và gián đoạn sản xuất hormone trong cơ thể.

Bác sĩ Jane Muncke, Giám đốc điều hành của Mạng bao bì thực phẩm, cơ quan tiến hành nghiên cứu, cho biết: "Từ góc độ người tiêu dùng, chắc chắn việc phát hiện hóa chất được cố ý sử dụng trong vật liệu tiếp xúc thức ăn là điều bất ngờ và không ai mong muốn".

Danh mục hóa chất được tìm thấy trong bao bì, bao gồm những chất tích tụ trong môi trường và cơ thể con người. Trong đó, phthalates được sử dụng rộng rãi như một chất hoá dẻo. Đây là một trong những ví dụ về các chất có thể gây ra khả năng sinh sản nam và ung thư.

Benzophenones và hợp chất hữu cơ, cũng được tìm thấy trong các loại mực in và các lớp phủ của bao bì thực phẩm. , cũng được tìm thấy. Tiến sĩ Muncke cho biết phần lớn các hóa chất được phát hiện trong nghiên cứu đều là "các chất nguy hiểm ở mức cao (SVHC), do tổ chức phi chính phủ REACH chuyên phụ trách vấn đề Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất quy định.

Theo quy định của châu Âu, các hóa chất này cần được đăng kí và có giấy phép sử dụng. Tuy nhiên, các hướng dẫn sử dụng không được in trên bao bì sản phẩm.

 
Bao bì thực phẩm là một trong những nguồn có thể đưa hóa chất vào thức ăn, một số hóa chất có thể gây các bệnh mãn tính. Ảnh minh họa
Bao bì thực phẩm là một trong những nguồn có thể đưa hóa chất vào thức ăn, một số hóa chất có thể gây các bệnh mãn tính. Ảnh minh họa
Tiến sĩ Muncke nói thêm: "Hóa chất có đặc tính độc tính cao có thể được sử dụng hợp pháp trong sản xuất bao bì thực phẩm nhưg nó lại không có trong trong các sản phẩm tiêu dùng khác như máy tính, dệt may và sơn mặc dù tiếp xúc với các vật liệu này ít hơn".

Báo cáo cũng nói rõ: "Bao bì thực phẩm là một trong những nguồn có thể đưa hóa chất vào thức ăn, một số hóa chất có thể gây các bệnh mãn tính".

Một phát ngôn viên thuộc Cục Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh đã trấn an mọi người rằng, bao bì thực phẩm đều an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu và người tiêu dùng không nên quá lo ngại về việc hóa chất trong có trong bao bì thực phẩm cũng như những hạn định trong quá trình sử dụng.