Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in cuối tuần ngày 13/6

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bất động sản khu công nghiệp - tâm điểm thu hút đầu tư; Hướng vào thị trường nội địa để vượt khó; Cây xanh cũng cần được khám bệnh thường xuyên… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in cuối tuần Kinh tế & Đô thị ra ngày 13/6/2020.

Trang nhất số báo cuối tuần 136 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 13/6/2020

Bất động sản khu công nghiệp - tâm điểm thu hút đầu tư

Lượng vốn đầu tư FDI vào các KCN, KKT liên tục tăng trưởng đang gây ra những áp lực nhất định đối với nhiều địa phương trong việc bố trí quỹ đất cho hoạt động của các DN. Tại Hà Nội, một trong những “thủ phủ” về phát triển CN cũng đang vướng phải tình trạng này.

 Khu công nghiệp Thăng Long. Ảnh: Phạm Hùng

Quốc hội phê chuẩn EVFTA: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Đó là cách nói ví von khi ngày 8/6/2020, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) mở ra một chương mới trong mối quan hệ đối tác sâu rộng giữa Việt Nam và EU, khối thương mại lớn nhất toàn cầu. EVFTA được đánh giá là đòn bẩy quan trọng cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam khi giúp hàng hóa tăng sức cạnh tranh, xâm nhập sâu vào các thị trường khó tính. Cờ đã vào tay các DN, chỉ còn chờ họ sẽ phất như thế nào mà thôi. 

 May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty May 10. Ảnh: Phạm Hùng

Hướng vào thị trường nội địa để vượt khó

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,thị trường thế giới đình trệ do các nước thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch,thị trường nội địa dù có sự suy giảm sức mua vẫn là “điểm tựa” giúp DN vượt qua khó khăn sau dịch Covid-19. Đây là chia sẻ của chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú (Nguyên Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội) với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị.

 Khách chọn mua hàng tại một siêu thị ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Từ đường sắt Đông Dương ngẫm đến đường sắt cao tốc

Cách đây 122 năm, người Pháp đã mạnh nha ý định làm tuyến đường sắt Đông Dương. Nhìn cái cách người ta đều tư, chúng ta sẽ rút được ra rất nhiều bài học để xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong tương lai.

 Tàu sắt Bắc - Nam chạy qua địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Cây xanh cũng cần được khám bệnh thường xuyên

Bản thân cây xanh không có lỗi, lỗi ở đây là việc lựa chọn, trồng và chăm sóc cây xanh ra sao..., đó là chia sẻ của nhiều chuyên gia sau sự cố một cây phượng bị đổ khiến nhiều học sinh bị thương vong xảy ra trong thời gian qua.

 Cây phượng vĩ được trồng trong trường học tại Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Phụ nữ thời nay vẫn yếu thế

Hàng ngàn năm chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo “trọng nam khinh nữ”, cả cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam chỉ được coi như là “cái bóng” của người đàn ông với những quan niệm như “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Hơn 70 năm kể từ khi quyền của người phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên được khẳng định “nam nữ bình quyền” trong bản Hiến pháp 1946, bức tranh bình đẳng giới ở Việt Nam đã có thêm nhiều gam sáng màu, nhưng cũng có những nốt trầm.

 Các đại biểu tham gia một buổi hội thảo về bình đẳng giới được tổ chức tại Hà Nội năm 2019.

Làm việc tại nhà: Xu hướng của tương lai?

Một trong những thay đổi lớn nhất của hàng trăm triệu người lao động trên toàn thế giới những ngày dịch bệnh Covid-19 là sự gia tăng rất lớn số người làm việc tại nhà. Bao nhiêu trong số họ sẽ tiếp tục làm ở nhà thay vì đến công sở, công ty, nhà máy... khi cuộc khủng hoảng Covid-19 dần nhạt nhòa và biến mất?

 Làm việc tại nhà ngày càng trở lên phổ biến trong bối cảnh mới hiện nay. Ảnh: Công Hùng

Nguy hiểm “vòi bạch tuộc” tín dụng đen xuyên Việt

Khi nhu cầu làm ăn, tiêu dùng của người dân tăng cao cũng là lúc các App vay tiền qua ứng dụng điện thoại vươn dài các vòi bạch tuộc đến các ngõ ngách. Với khoản lãi “cắt cổ”, bị đe dọa, bôi nhọ nếu không trả đúng hạn, nhiều người vay qua các App, “nợ chồng nợ”.

Nhóm đối tượng bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa triệt phá đường dây cho vay nặng lãi qua app với lãi suất lên đến 90% tháng.

Hello, Tam Đảo!

Những ngày nóng nực như hiện nay, nếu không có điều kiện đi xa thì Tam Đảo chính là điểm đến lý thú nhất với những người dân Thủ đô. Độ cao 900m đã giúp cho bầu không khí nơi đây luôn se lạnh.

 Tam Đảo là điểm đến hấp dẫn của du khách. Ảnh: Phạm Hùng

Kỷ nguyên mới của Bộ tứ Kim Cương?

Tương tự như trận sóng thần khủng khiếp năm 2004 đã thúc đẩy sự hình thành Bộ tứ Kim Cương, cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn cầu hiện nay được kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên hợp tác mới cho nhóm hợp tác chiến lược này.

 Lãnh đạo quốc gia Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ gặp gỡ tại G20 Osaka.