Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 13/11

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để không xảy ra thêm một đợt dịch gây tổn thất lớn; Quan tâm đến người lao động - đối tượng bị tổn thương… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 266 ra ngày 13/11/2021.

 Trang nhất số báo 266 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 13/11/2021

Để không xảy ra thêm một đợt dịch gây tổn thất lớn

Các vấn đề "nóng” liên quan đến Covid-19 là tâm điểm của phiên chất vấn và trả lời chất vấn cũng như thảo luận về kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV. Nhiều góc nhìn, giải pháp đã được đưa ra để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, để không xảy ra thêm một đợt dịch gây tổn thất lớn như vừa qua.

 Tiêm Vacinne phòng Covid-19 cho người dân Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Quan tâm đến người lao động - đối tượng bị tổn thương

Trong lĩnh vực lao động, việc làm đã và đang có nhiều hệ lụy do tác động đại dịch để lại, giải pháp nào để khắc phục cũng là vấn đề được đặt ra.

 Hỗ trợ người lao động nhằm giảm bớt khó khăn cho DN cùng phát triển. Ảnh: Thanh Hải

Đường sắt đô thị là nét văn minh của xã hội hiện đại

Tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) đầu tiên của Hà Nội cũng như cả nước, số 2A Cát Linh - Hà Đông đã được đưa vào khai thác, vận hành ngày 6/11 vừa qua. Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội Vũ Hồng Trường về việc xây dựng văn hóa giao thông với sự xuất hiện của loại hình vận tải công cộng (VTCC) hiện đại này.

 Người dân đi tàu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Duy Linh

Xây dựng đường sắt đô thị: Cần đầu tư lớn về chiến lược và chính sách

Hà Nội đặt mục tiêu tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) với 10 đoạn tuyến kết nối đồng bộ. Tuy nhiên, các dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT đều trị giá hàng tỷ đô la Mỹ và gặp rất nhiều khó khăn, nếu không có chiến lược căn cơ, quyết tâm mạnh mẽ cũng như sự linh hoạt sẽ khó đạt được mục tiêu này.

 Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Duy Linh

GDP năm 2022 tăng trưởng 6 - 6,5%: Nhiều tiềm năng, cơ hội để đạt mục tiêu

Tại các phiên thảo luận về Kế hoạch kinh tế - xã hội, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu làm tốt công tác chống dịch, mục tiêu GDP 6 - 6,5% có thể đạt cao hơn.

 Hoạt động bốc xếp hàng nhập khẩu tại cảng biển Hải Phòng. Ảnh: An Đăng

Thế Giới Di Động và những toan tính đầy tính nghi ngờ

Ngày 3/11, HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã ban hành tái cấu trúc các Công ty con và Công ty liên kết. Theo đó, trong 2 năm 2021 - 2022 MWG tăng 4.000 tỷ vốn điều lệ và thành lập thêm công ty cổ phần kinh doanh kho bãi và dịch vụ vận tải (vốn điều lệ 100 tỷ đồng) để mở rộng, phát triển kinh doanh.

 Một cửa hàng Thế giới di động tại Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Linh

Tìm giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội: Bài cuối: Chung tay để tạo nên bản sắc mới

Hà Nội đã nhận diện tiềm năng, thế mạnh của mình trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Chính vì vậy, từ người dân, các đơn vị DN đến cơ quan chính quyền đã ý thức việc phải cùng nhau chung tay, tạo ra những cú hích mới, mang tính tập thể để chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa đi đến thành công. Đó là giải pháp đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế hiến kế nhằm tạo ra bản sắc mới cho Hà Nội.

 Một tiết mục biểu diễn văn hóa nghệ thuật tại lễ hội. Ảnh: Thanh Thảo

Bước tiến trong hội nhập văn hóa quốc tế

Xác định các nguồn nội lực, các đối tác hợp tác quốc tế tại Hà Nội cho rằng, Hà Nội không thể bỏ qua việc xác lập vị trí tiên phong trong khu vực và các nền tảng có tính toàn cầu để định vị tầm nhìn, xác định mục tiêu chiến lược phát triển của Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại trong lĩnh vực văn hóa.

 Người tiêu dùng tham khảo sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Ảnh: Thanh Hải

Tình thế và sự lựa chọn con đường văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX

Năm 1884 với Hiệp ước Patonot, thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam. Người Việt Nam phải bắt đầu hành trình đòi lại độc lập dân tộc vô cùng gian nan. Và tiến trình văn hóa Việt Nam cũng phải đương đầu với một tình thế lưỡng nan để phát triển.

 Công trình văn hóa Nhà hát Lớn được khởi công xây dựng năm 1901. Ảnh: Hải Linh

Bùng nổ dịch vụ "Dùng trước - Trả sau"

Xu hướng "Dùng trước - Trả sau" đang rất phổ biến trên thế giới. Theo báo cáo của Worldpay (Anh), dự báo dịch vụ này sẽ tăng trưởng nhanh trong 5 năm tới. Sau một thời gian dài người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19 thì đây được xem là một giải pháp tốt.

Người tiêu dùng mua hàng theo thanh toán trực tuyến. Ảnh: Trần Dũng

Chuyện người con dâu thiệt thòi

Chị và anh thực ra là đẹp đôi. Chị là thôn nữ có nhan sắc, anh là nông dân khỏe mạnh, hiền lành. Họ mơ đến một cuộc sống giản dị, bình thường như bao gia đình khác… Tuy nhiên, gia đình chị nhiều lúc khổ sở vì quan niệm trọng nam, khinh nữ.

Ảnh minh họa

Giúp con thích đọc sách

Đọc sách có nhiều lợi ích. Trước hết, thông qua đọc sách, người đọc sẽ thâu nhậu được những kiến thức cần thiết. Một nhà giáo dục cho biết, người viết bằng kiến thức tích lũy dài lâu của mình, viết mấy năm mới cho ra một cuốn sách. Người đọc chỉ cần một tuần, hay một tháng… đã biết được những kiến thức đó.

Nhận biết và phòng ngừa bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là một trong những bệnh thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm và phòng ngừa là hết sức cần thiết để chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Ảnh minh họa

Cảnh giác với những “dự án ma” nhà đất

Hiện nay, một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin để trục lợi, lừa đảo khách hàng mua các “dự án ma” nhà đất. Hệ quả là người mua bất động sản mất tiền, trong khi dự án không có trên thực tế.

Dự án ma của Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba tại xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Huỳnh Sơn

Chăm sóc lá phổi xơ hóa sau Covid

Mỗi ngày có nhiều người xuất viện sau khi điều trị khỏi Covid-19. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh và ổn định tâm lý sau khi khỏi Covid-19, xuất viện. Đặc biệt, cần chú hý hiện tượng bệnh nhân bị xơ hóa phổi để có phương pháp chăm sóc.

 Ảnh minh họa.

Lạm phát kỷ lục tại Mỹ

Trong nhiều tháng nay, lạm phát bùng nổ được xem là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau cú sốc Covid-19. Và tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - áp lực giá tiếp tục tăng với tốc độ chưa từng thấy trong 3 thập kỷ trở lại đây.

 Phát biểu hôm 10/11,Tổng thống Joe Biden trấn an rằng tình trạng lạm phát gia tăng tại Mỹ

chỉ là ''tạm thời''. Ảnh: Reuters

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần