Theo đó, tính đến 22 giờ ngày 16/9, tại tỉnh Quảng Ninh đã có 5 nhà bị tốc mái, 3 bè cá bị chìm, nhiều cây cối và một số cột điện cao thế tại TP Móng Cái bị đổ, đồng thời, gần 1.000ha lúa Mùa bị gãy đổ. Tại Hải Phòng, có một trường hợp tàu cá số hiệu NA9968 bị đứt dâu neo. Còn tại Nam Định, nhiều tuyến đường cũng bị mưa nhấn chìm,... Cũng theo báo cáo sáng 17/9 về tình hình hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hiện nay, các hồ chứa vừa và lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đều có mực nước đạt trên 80%, hồ chứa nhỏ trên 90%, tuy nhiên, chưa có sự cố nào về hồ chứa. Mực nước các hệ thống thủy lợi lớn khu vực đồng bằng Bắc Bộ hiện cũng đang ở mức thấp. Cũng theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 16 giờ chiều 16/9, đơn vị này đã thông báo, kiểm tra, hướng dẫn, sắp xếp neo đậu cho 33.829 phương tiện, lồng bè, lều chòi canh nuôi trồng thủy sản/120.568 người từ vĩ tuyến 17 trở lên phía Bắc biết diễn biến của bão vào nơi truẩn, neo đậu hoặc chủ động di chuyển phòng tránh. Hiện, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng vẫn duy trì thường trực 3.661 cán bộ chiến sĩ với trên 315 phương tiện hỗ trợ địa phương trong công tác phòng, chống bão số 3. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư sáng 17/9, sau khi vào đất liền và ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh Quảng Ninh Hải Phòng, bão số 3 đã chuyển thành áp thấp nhiệt đới. Vào hồi 4 giờ sáng nay (17/9), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Trung du Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ tối qua 16/9, các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Trên hệ thống sông Hồng sông Thái Bình từ 17 20/9 sẽ xuát hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 6m, ở hạ lưu từ 2 3m. Lũ quét và sạt lở có nguy cơ cao xảy ra tại các tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Bắc.