Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bất chấp pháp luật vẫn rao bán nhà xã hội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong những năm qua, Hà Nội là địa phương tích cực triển khai xây dựng nhiều dự án...

Kinhtedothi - Trong những năm qua, Hà Nội là địa phương tích cực triển khai xây dựng nhiều dự án nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho người có thu nhập thấp. Việc mở bán và đưa vào sử dụng quỹ nhà này đã giải quyết được nhu cầu chỗ ở cho hàng ngàn hộ dân. Tuy nhiên, đã nảy sinh hiện tượng môi giới, mua bán trao tay NƠXH tiềm ẩn nguy cơ rủi ro.

“Đặt chỗ”, chuyển nhượng “ngầm”

Để đăng ký mua NƠXH, người mua nhà phải chứng minh mình là đối tượng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Lợi dụng căn hộ NƠXH được hưởng các chính sách ưu đãi, rẻ hơn nhà ở thương mại cùng khu vực, dẫn đến có những khách hàng mua nhà để đầu cơ; hoặc có những người mua nhà, nhưng sau đó không còn nhu cầu sử dụng nên bán lại.
Khu nhà thu nhập thấp tại Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm.       Ảnh: Đức Trần
Khu nhà thu nhập thấp tại Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Đức Trần
Trong khi theo quy định, nhà ở dành cho người có thu nhập thấp không được chuyển nhượng trong 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà. Vì vậy, đã nảy sinh hiện tượng giao dịch, chuyển nhượng “ngầm”. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) có dấu hiệu khởi sắc, đã xuất hiện tình trạng rao bán căn hộ thu nhập thấp trên các diễn đàn, trang mạng.

Gần đây, nhiều sàn giao dịch BĐS đã công khai môi giới NƠXH. Cụ thể, Ecohome 2 trên địa bàn quận Bắc
Việc chuyển nhượng NƠXH hiện nay còn khó khăn nên đây chỉ là giao dịch mua bán trao tay, có nhiều rủi ro. Nếu pháp luật không phù hợp, người mua chấp nhận việc chuyển nhượng, chấp nhận rủi ro, và cứ sống ở đấy. Khi cần bán, họ lại tiếp tục bán trao tay, trong khi sổ đỏ cấp cho người mua nhà đầu tiên. Rủi ro này không chỉ riêng đối với NƠXH mà đối với các loại đất, nhà giao dịch theo hình thức mua bán trao tay.

GS - TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT
Từ Liêm do Công ty CP Đầu tư Thương mại Thủ đô làm chủ đầu tư là dự án NƠXH có độ “nóng” được nhiều khách hàng quan tâm. Vì vậy, nhiều sàn giao dịch BĐS đã nhận “đặt chỗ” các “suất ngoại giao” của người nhà, người quen lãnh đạo Công ty, đảm bảo hồ sơ mua nhà của khách hàng “chắc suất”.

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị về vấn đề này, ông Đỗ Sinh Thành (đại diện Công ty CP Đầu tư Thương mại Thủ đô) cho biết, việc bán các căn hộ NƠXH được thực hiện theo Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và Thông tư 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng. Vì vậy, Công ty không thực hiện việc bán các căn hộ NƠXH thuộc dự án Ecohome 2 thông qua bất cứ sàn giao dịch BĐS nào.

Nguy cơ mất trắng

Ông Thành cũng dẫn chứng trường hợp một khách hàng phản ánh đã đặt cọc 10 triệu đồng mua căn hộ NƠXH qua môi giới, cuối cùng tiền mất nhưng không thể nào đòi lại được. “Chính việc khách hàng thiếu hiểu biết về quy định pháp luật đối với NƠXH nên vô tình mất tiền cho môi giới. Để tránh bị các đối tượng này lợi dụng, chúng tôi khuyến cáo khách hàng không giao dịch qua các sàn bên ngoài. Người nào muốn mua NƠXH phải làm hồ sơ gửi đến Công ty xét duyệt. Sau đó, chủ đầu tư phải trình lên Sở Xây dựng thẩm định. Chính vì vậy, việc các sàn BĐS rao bán NƠXH là bất hợp pháp” - ông Thành khuyến cáo.

Theo luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), hành vi môi giới, “đặt chỗ” NƠXH tại các sàn giao dịch BĐS tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Nếu giao dịch mua nhà được thực hiện, khách hàng có thể không được nhận sổ đỏ vì cơ quan chức năng không cho phép việc mua NƠXH thông qua bên thứ ba. Nếu giao dịch không thực hiện được, khách hàng khó đòi lại được số tiền đặt cọc, vì việc đặt cọc này không hợp pháp.

Về việc chuyển nhượng các căn hộ NƠXH, các chuyên gia BĐS khuyến cáo, căn hộ có thể bị thu hồi nếu cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng mua - bán. Trước đây, một căn hộ tại dự án nhà thu nhập thấp Ngô Thì Nhậm (quận Hà Đông) đã bị thu hồi khi cơ quan chức năng phát hiện có hiện tượng rao bán.