Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bất đồng bất chấp hậu họa

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cái kịch bản mà nước Mỹ tránh được hồi cuối năm ngoái, đầu năm nay giờ đã xảy ra. "Vách đá tài chính" không còn là mối lo ngại mà đã trở thành hiện thực ở nước Mỹ.

Sau khi không đạt được thoả thuận với đảng Cộng hoà trong Quốc hội, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã buộc phải ký sắc lệnh áp dụng biện pháp tiết kiệm chi tiêu đồng loạt trong bộ máy hành chính nhà nước.
 
Một bộ luật được Quốc hội Mỹ thông qua từ nằm 2011 đã quy định như thế và các biện pháp tiết kiệm chi tiêu tự khắc và đồng loạt này có hiệu lực cho tới khi nào hai đảng trong Quốc hội đạt được sự nhất trí về tiết kiệm chi tiêu.Sự bất đồng quan điểm giữa đảng Dân chủ của ông Obama và đảng Cộng hoà đã đẩy nước Mỹ vào tình trạng như vậy.
 
Thật ra, bộ luật nói trên được thông qua không phải với ý đồ và mục đích để được thực hiện mà để răn đe và ép buộc hai đảng này phải thoả hiệp với nhau. Cả hai đều biết rằng hậu quả và tác động của việc không đạt được sự nhất trí vô cùng tai hại đối với nước Mỹ, nhưng đều bất chấp.Nguyên do không phải ở sự bất đồng quan điểm về tiết kiệm chi tiêu hay không, mà chỉ ở chỗ tiết kiệm như thế nào và hàng năm với mức độ ra sao.
 
Ông Obama và đảng Dân chủ muốn tăng thuế, đặc biệt nhằm vào diện đối tượng có thu nhập cao. Còn đảng Cộng hoà lại chủ định tạo thuận lợi về thuế hơn nữa, nhất là cho diện có thu nhập cao. Quan điểm chính thống và truyền thống của hai đảng là như thế.
 
Trong vận động tranh cử họ đều cam kết theo hướng như thế. Bởi vậy, nhượng bộ lẫn nhau vào thời điểm hiện tại là chuyện không thể, nhất là khi nội bộ đảng Cộng hoà hiện bị phân rẽ sâu sắc và bộ phận có quan điểm cực đoan, thái quá trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ hơn trước. Hai bên đổ lỗi cho nhau và bên này buộc bên kia gánh chịu trách nhiệm về hậu quả. Thật ra, cả hai đều có lỗi chứ chẳng ai vô tội và đều thua chứ chẳng ai thắng.