Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

BHXH Việt Nam đã có trên 100.000 tỷ đồng kết dư

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Sáng 8/2, tại Hà Nội, ông Nguyễn Đình Khương – Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm này, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã có trên 100.000 tỷ đồng kết dư.

KTĐT - Sáng 8/2, tại Hà Nội, ông Nguyễn Đình Khương – Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm này, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã có trên 100.000 tỷ đồng kết dư.

Do loại hình bảo hiểm này mới bắt đầu thực hiện từ năm 2009, nhiều địa phương chưa nắm được hướng dẫn chế độ tài chính nên chưa bố trí khoản 1% quỹ tiền lương để nộp bảo hiểm.

Sáng 8/2, tại Hà Nội, ông Nguyễn Đình Khương – Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm này, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã có trên 100.000 tỷ đồng kết dư.

Theo ông Khương, tính đến hết năm 2009, đã có 9,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (chưa kể gần 3 triệu người đã được hưởng trợ cấp xã hội), tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; 53 triệu người tham gia bảo hiểm y tế. Riêng bảo hiểm thất nghiệp mới có 5,4 triệu người tham gia (do loại hình bảo hiểm này mới bắt đầu thực hiện từ năm 2009).

Theo báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố cho biết, hiện các đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên vẫn chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2009 cho người lao động của đơn vị thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Nguyên nhân do cơ quan tài chính, kho bạc địa phương chưa nắm rõ Thông tư 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nên chưa bố trí khoản 1% quỹ tiền lương để đơn vị đóng bảo hiểm thất nghiệp. Một số tỉnh đã bố trí được khoản kinh phí này thì Kho bạc Nhà nước địa phương lại không chuyển cho đơn vị. Để bảo đảm quyền lợi của người lao động cũng như tháo gỡ những khó khăn do chính sách, ngày 21-12-2009, cơ quan BHXH Việt Nam đã phải có văn bản số 4865/BHXH-BT đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan tài chính, kho bạc địa phương bố trí và giải ngân khoản kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2009 kịp thời cho đơn vị đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội là người lao động chưa nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Nhiều doanh nghiệp đưa ra lý do để “thuyết phục” người lao động là nếu không tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ không bị trừ 5% lương. “Nhưng người lao động không biết rằng, khi làm như vậy là họ đã giúp doanh nghiệp trốn được 16% số tiền bảo hiểm còn lại của người lao động” – ông Khương nói./.