Bình Dương dừng giao dịch Trung tâm Hành chính công
Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các sở ban ngành, địa phương trực thuộc tỉnh Bình Dương về việc tạm ngưng tiếp nhận, giao dịch trực tiếp tại tầng 1, Trung tâm Hành chính công của tỉnh để chuyển sang giao dịch trực tuyến hoặc qua bưu chính công ích kề từ ngày 02/6/2021 nhằm bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại địa phương. Công văn nêu rõ: Đối với các hồ sơ, thủ tục hành chính cấp bách, thủ trưởng các sở ngành có biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm an toàn phòng chống dịch. Thời gian tạm dừng giao dịch vẫn chưa được xác định nên phải chờ cho đến khi có thông báo mới
Kết quả xét nghiệm lần 1 các ca F1 tại khu vực cách ly phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An, Bình Dương đều âm tính |
Trước tình hình, diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, nhằm bảo đảm an toàn và kiểm soát dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao đã đồng ý áp dụng Chỉ thị 16 tại các địa điểm phong tỏa, cách ly; áp dụng Chỉ thị 15 tại các xã, phường trực thuộc thành phố (gồm TP. Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An), áp dụng Chỉ thị 19 giản cách xã hội tại các huyện còn lại trong tỉnh (gồm: TX Bến Cát, Tân Uyên; H. Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo). Đồng thời tăng cường các chốt kiểm dịch tại các tuyến đường huyết mạch nhưng không được cản trở lưu thông.
Cán bộ, viên chức tỉnh Bình Dương làm việc nơi tuyến đầu chống dịch được ưu tiên tiềm phòng Vácxin ngừa Covid-19 |
Thông tin mới nhất về kết quả xét nghiệm lần 1 các ca F1 đang thực hiện cách ly tại phường Bình Chuẩn, TP Thuận An và Khu dân cư Hiệp Thành 3, TP Thủ Dầu Một đều có kết quả âm tính. Cụ thể Ngành Y tế đã thực hiện lấy mẫu xét nghiệm 1.932 người liên quan tới 3 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại phường Bình Chuẩn, TP Thuận An. Kết quả tất cả các trường hợp được xét nghiệm đều âm tính lần 1 với Covid-19. Ngành Y tế Bình Dương cũng cho biết: Tất cả 1.932 người được lấy mẫu xét nghiệm này là các trường hợp F1, F2 và các trường hợp sàng lọc cộng đồng.
Với việc áp dụng các Chỉ thị 15, 16 và 19 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương, địa bàn và khu vực cách ly tại tỉnh Bình Dương thể hiện đúng yêu cầu “mục tiêu kép” là "chống dịch nhưng vẫn phát triển kinh tế, xã hội".
Bình Phước khuyến cáo cán bộ công chức không ra khỏi địa phương
Là một trong số ít tỉnh thành của cả nước chưa phát hiện ca mắc Covid-19 nào từ trước đến nay. Nhưng với tinh thần “chống dịch như chống giặc” kết hợp thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi đã ra lời kêu gọi cán bộ chiến sĩ, công nhân viên chức, người lao động và nhân dân trong tỉnh, cùng nhau thực hiện 10 mục tiêu quan trọng trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó nổi bật có nội dung khuyến cáo người dân không đến TP Hồ Chí Minh và các nơi có dịch. Kiểm soát chặt chẽ người từ TP Hồ Chí Minh và những nơi có dịch đến Bình Phước phải khai báo y tế để cách ly ngay. Cán bộ công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở khi ra ngoài tỉnh phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn quản lý...
Ban Bảo vệ sức khỏe Tỉnh ủy Bình Phước mở thêm dịch vụ khám và điều trị do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 |
Bên cạnh đó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền cũng ký công văn khẩn cấp huy động cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành y tế tham gia thường trực phòng, chống dịch Covid-19. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các công ty cao trên địa bàn: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành y tế hiện đang công tác và vận động những người đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh thường trực phòng, chống dịch Covid-19; sẵn sàng tham gia ngay khi nhận được sự điều phối, yêu cầu phối hợp thực hiện công tác phòng, chống dịch. Văn bản cũng yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên y tế hiện đang công tác trong ngành tạm thời không ra khỏi tỉnh (kể cả các trường hợp có gia đình đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương...) cho đến khi có chỉ đạo mới. Trường hợp đặc biệt cần thiết ra khỏi tỉnh phải được sự cho phép của người có thẩm quyền theo quy định về quản lý cán bộ.
Sở Y tế có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện phòng hộ cá nhân cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành y tế; đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tham gia công tác phòng, chống dịch. Tỉnh Bình Phước đã lập 5 chốt phòng dịch tại các cửa ngỏ ra vào.
Dù khác nhau về hình thức phòng chống dịch, nhưng giải pháp thực hiện tại cả hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước đều có chung yêu cầu cấp thiết “ai ở đâu ở yêu đó” nhằm tránh lây lan, bùng phát, tiến đến đẩy lùi dịch Covid-19 trong cộng đồng.