Theo Báo cáo của 62/63 tỉnh, TP, trong năm 2017, cả nước xảy ra 8.956 làm chết 9.173 người bị nạn. Trong đó, 898 vụ chết người, làm 928 người chết và 1.915 người bị thương nặng. Nhiều vụ TNLĐ có dấu hiện vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn vệ sinh lao động, tuy nhiên số vụ xử lý trách nhiệm hình sự lại rất ít. Ngoài một số vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết nhiều người đang trong quá trình điều tra nên chưa có hình thức xử lý, năm 2017 chỉ 3 vụ đã có quyết định khởi tố của cơ quan Cảnh sát điều tra và 1 vụ đã khởi tố.
Trước câu hỏi, cơ quan Bộ LĐTB&XH phối hợp với các đơn vị như thế nào và đã có bao nhiêu hồ sơ TNLĐ chuyển sang các cơ quan điều tra?, ông Hà Tất Thắng cho biết, luật đã quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan trung ương và địa phương trong việc điều tra các vụ TNLĐ. Đa số các vụ TNLĐ chết người là thẩm quyền của các cơ quan địa phương. Trong quá trình điều tra, nếu thấy có dấu hiệu hình sự thì chuyển cơ quan công an. Còn, việc có khởi tố hay không lại phụ thuộc vào điều tra của cơ quan công an và viện kiểm sát các tỉnh.
“Thanh tra Bộ và Cục An toàn lao động rất sốt ruột khi thấy nhiều vụ có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng nhưng số bị khởi tố quá ít và tính răn đe ít nên nhiều lúc phải can thiệp, có ý kiến”, ông Thắng cho hay..
Ông Thắng cho rằng, nhiều khi là do các chủ sử dụng lao động chủ quan, có thể hiểu biết chưa rõ nên để xảy ra TNLĐ. Thứ hai, có những giám đốc cậy có nhiều tiền, tác động đến địa phương nên đáng ra vụ việc phải khởi tố, truy tố nhưng cuối cùng bị giảm nhẹ.
“Chúng tôi đang chỉ đạo các đoàn thanh tra sau khi đi kiểm tra về có kết quả sẽ kết luận và gửi thông tin lên báo chí những vi phạm. Qua đó, DN thấy trách nhiệm của mình, nếu làm không tốt sẽ bị công khai danh tính. Hy vọng cách làm này sẽ hiệu quả hơn việc xử lý vi phạm hành chính, góp phần giảm thiểu số vụ TNLĐ”, ông Thắng cho hay.