Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bỏ qua lo ngại về dịch Covid-19, giá dầu đang hướng đến tuần tăng thứ 2 liên tiếp

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá dầu ổn định trong phiên 14/8 và đang trên đà ghi nhận tuần leo dốc thứ 2 liên tiếp bất chấp diễn biến phức hiện nay của đại dịch Covid-19.

Giá dầu giao dịch ổn định quanh ngưỡng 45USD trong phiên giao dịch ngày 14/8, song đang trên đà có tuần đi lên nhờ tâm lý lạc quan của thị trường về triển vọng cải thiện nhu cầu dầu toàn cầu ngày càng tăng.
Giá dầu đang trên đà chứng kiến tuần leo dốc thứ hai liên tiếp.
Chốt phiên này, giá dầu Brent giảm nhẹ 17 xu Mỹ, tương đương 0,4%, xuống còn 44,79 USD/USD, tính chung trong tuần vẫn ghi nhận mức tăng 0,3%. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTU mất 19 xu Mỹ, tương đương 0,5%, về mức 42,05 USD/thùng.
Jeffrey Halley - nhà phân tích cấp cao của OANDA nhận định: “Mặc dù giá của cả 2 loại dầu chủ chốt tiếp tục duy trì ở cao trên mức trung bình của 2 tháng qua, song vẫn thiếu động lực để giúp giá dầu tạo ra các đợt phục hồi mạnh mẽ”.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa hạ dự báo lực cầu dầu mỏ năm 2020, cho biết hoạt động hàng không suy giảm vì đại dịch Covid-19 sẽ khiến lượng dầu tiêu thụ toàn cầu giảm 8,1 triệu thùng/ngày.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đầu tuần này cho biết nhu cầu dầu mỏ trên thế giới có khả năng giảm 9,06 triệu thùng/ngày trong năm 2020, so với mức dự báo giảm 8,95 triệu thùng/ngày được đưa ra một tháng trước.
Stephen Brennock của nhà môi giới dầu PVM cho biết: “Nhìn chung, dự báo của OPEC hôm 12/8 và của IEA hôm 13/8 có tác động đáng kể đến thị trường năng lượng vốn đang tập trung vào nhu cầu gia tăng với tài sản rủi ro bất chấp thiếu tiến triển về một thỏa thuận hỗ trợ kinh tế từ chính phủ Mỹ”.
Giá dầu được hỗ trợ trong phần lớn các phiên giao dịch trong tuần này nhờ dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô, xăng và các sản phẩm dầu chưng cất của Mỹ đều giảm trong tuần trước, do các nhà máy lọc dầu tăng sản lượng và nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ được cải thiện.
Bên cạnh đó, OPEC và các đồng minh, dẫn đầu là Nga, còn gọi là OPEC+, đã cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày (tương đương khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu) kể từ tháng 5 để chống đỡ với những tác động mà cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 13/8 cho biết ông không mong đợi các quyết định nhanh chóng về việc cắt giảm sản lượng tại cuộc họp của Ủy ban giám sát OPEC+ vào tuần tới.
Tháng trước, OPEC+ nới lỏng thỏa thuận hạn chế sản lượng, từ giảm 9,7 triệu thùng/ngày xuống còn giảm 7,7 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12, phản ánh lực cầu dầu toàn cầu dần phục hồi.
Nhà đầu tư đang chờ có đột phá trong quá trình đàm phán giữa Nhà Trắng và phe Dân chủ về gói cứu trợ mới cùng quan hệ Mỹ - Trung trước ngày hai bên họp trực tuyến về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào ngày 15/8.