BOJ cảnh báo lãi suất thấp là “mầm mống” khủng hoảng tài chính

Hà Phương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Thống đốc Ngân hàng T.Ư Nhật Bản (BOJ) cảnh báo, mức lợi nhuận thấp có thể là “mầm mống” tạo ra các cuộc khủng tài chính.

Theo Thống đốc BOJ Harahiko Kuroda, đây cũng là một trong những nhược điểm của chính sách nới lỏng tiền tệ mà các ngân hàng lớn theo đuổi. Sáp nhập và hợp nhất là phương thức mà các tổ chức tài chính lựa chọn, nhằm tăng lợi nhuận.

 Thống đốc Harahiko Kuroda trong một cuộc họp bàn chính sách của BOJ

Đối mặt với mức lạm phát thấp và tốc độ tăng trưởng kinh tế ảm đạm, nhiều ngân hàng T.Ư lớn, bao gồm BOJ, Cục Dự trữ Liên bang (BOJ), Ngân hàng T.Ư châu Âu (ECB)… đã thông qua các bước nới lỏng tiền tệ bất thường, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008.

Sự sụt giảm lãi suất đã làm “tổn thương” tới khoản lợi nhuận của các ngân hàng. “Đây là một thách thức mới, xuất hiện khi các tổ chức tài chính đưa ra mức lãi suất thấp”, ông Kuroda cho rằng, sự tăng trưởng nhanh chóng của những “ngân hàng trong bóng tối” - các trung gian tín dụng thực hiện hoạt động nằm ngoài hệ thống ngân hàng chính thống và công nghệ tài chính mới đã mang tới sự thay đổi lớn trong môi trường ngân hàng toàn cầu.

“Những sự phát triển này cho thấy, một nguồn cơn khác cho các cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong tương lai”, Thống đốc BOJ chia sẻ tại hội nghị quốc tế về bảo hiểm.

Thống đốc BOJ Kuroda cho biết, vấn đề lãi suất thấp có thể làm tổn thương tới lợi nhuận của hệ thông ngân hàng trên toàn cầu, dẫn đến các khoản nợ xấu chồng chất tại một số ngân hàng châu Âu. Đồng thời, điều này nhiều khả năng gây rắc rối cho các ngân hàng Nhật Bản. “Để đảm báo sự ổn định cho hệ thống tài chính trong tương lai, việc suy nghĩ cẩn trọng về các khoản lợi nhuận thấp tại các ngân hàng là vô cùng quan trọng”, ông Kuroda nói.

Trước đó, trong một phát biểu gần đây, Phó Thống đốc BOJ Hiroshi Nakaso cho biết, thể chế tài chính này sẽ duy trì chương trình nới lỏng tiền tệ hiện nay để đạt mục tiêu lạm phát 2%, bất chấp những chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Tokyo đang hướng đến đồng Yên yếu.

Kể từ khi Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda lên nắm quyền hồi năm 2013, ngân hàng này đã nỗ lực giảm lãi suất dài hạn để kích thích tiêu dùng và đầu tư. Hồi tháng 9/2016, BoJ cũng đã triển khai chính sách “kiểm soát đường cong lợi suất” nhằm giữ lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%. 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần