Theo đó, trước khi quyết định về việc nới lỏng chính sách tiền tệ của BoJ được công bố, nhằm hạn chế bất kỳ tác động tiêu cực nào từ việc nước Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), các nhà đầu tư đã hy vọng chính phủ sẽ có một biện pháp kích thích kinh tế triệt để hơn. Ở phiên giao dịch ngày 29/7, tỷ giá đồng Yên tăng so với đồng USD, tương đương 103,66 Yên đổi 1 USD.
Tỷ giá đồng Yên lại tăng do các nhà đầu tư lo thất vọng về chính sách nới lỏng tiền tệ mới của BoJ |
Đại diện BoJ thông báo sẽ tăng gần gấp đôi mức độ mua hàng năm các quỹ hoán đổi, lên khoảng 6 ngàn tỷ Yên (khoảng 58 tỷ USD) từ mức 3,3 ngàn tỷ Yên, và tăng nắm giữ chứng khoán. Đồng thời duy trì việc tăng cơ sở tiền tệ ở mức hàng năm là 80 ngàn tỷ Yên (khoảng 775 tỷ USD) và tiếp tục áp dụng mức lãi suất âm 0,1% đối với tiền gửi của các ngân hàng tại BoJ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, BoJ đã khiến các nhà đầu tư thất vọng khi chỉ chú trọng việc mở rộng chương trình mua Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) mà không màng tới tốc độ tăng hàng năm của tiền tệ cũng như chính sách tỷ giá không thay đổi. “Chúng tôi đã kỳ vọng tới một chính sách tốt, có lợi nhất và giúp giảm bớt nguy cơ khiến tỷ giá đồng Yên tăng”, một chuyên gia về tiền tệ cho biết. Phản ứng của thị trường tiền tệ càng tệ hơn khi quyết định về việc nới lỏng chính sách tiền tệ của BoJ được đưa ra gần như song song với việc chính phủ Nhật Bản công bố gói kích cầu kinh tế mới với tổng giá trị khoảng 28.000 tỷ Yên (tương đương 266 tỷ USD).