Bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam bị áp thuế chống phá giá

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị áp thuế chống bán phá giá.

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), ngày 31/10/2019, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quyết định số 3267/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và Indonesia (mã vụ việc: AD09).
 Ảnh minh họa
Cơ quan điều tra đã ban hành bảng câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu, để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho vụ việc. Thời hạn để gửi bảng trả lời câu hỏi là trước ngày 23/12/2019 (giờ Hà Nội).
Theo Quyết định này, cơ quan điều tra đã ban hành bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu, để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho vụ việc.
Bản câu hỏi điều tra được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra (www. pvtm.gov.vn) và Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn). Thời hạn để gửi bản trả lời câu hỏi là trước 16h30 ngày 23/12/2019 (giờ Hà Nội).
Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, phía Cục Phòng vệ thương mại đề nghị tất cả các nhà sản xuất trong nước và nhà nhập khẩu có liên quan cần tham gia trả lời bản câu hỏi điều tra và hợp tác đầy đủ trong suốt quá trình vụ việc.
Trong trường hợp không nhận được thông tin trả lời đúng hạn hoặc thông tin cung cấp không đúng, không đầy đủ theo yêu cầu thì cơ quan điều tra sẽ sử dụng thông tin sẵn có để đưa ra kết luận theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý Ngoại thương.
Trước đó, Bộ Công Thương đã bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra mặt hàng thép phủ màu (hay thường gọi là tôn màu) từ Trung Quốc vào tháng 10/2018.
"Trong trường hợp không nhận được thông tin trả lời đúng hạn hoặc thông tin cung cấp không đúng, không đầy đủ theo yêu cầu thì cơ quan điều tra sẽ sử dụng thông tin sẵn có để đưa ra kết luận theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương" - Cục Phòng vệ thương mại cho biết.
Đối với các nhà nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, để đảm bảo lợi ích của mình, bên cạnh việc trả lời bảng câu hỏi điều tra, các nhà nhập khẩu cũng cần chủ động chuyển thông tin tới các đối tác xuất khẩu tại Trung Quốc và Indonesia để trả lời bảng câu hỏi điều tra dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài.