Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bước đi nhượng bộ cần thiết của Thủ tướng Anh

Tú Anh (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hôm 7/2, Thủ tướng Anh Theresa May đã đồng ý để Quốc hội thông qua dự thảo viêc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Bước đi nhượng bộ quan trọng này giúp bà May tránh được cuộc “nổi loạn” trong đảng Bảo thủ cầm quyền của mình đối với dự luật trao quyền cho Thủ tướng khởi động tiến trình đàm phán chính thức về Brexit.
 Thủ tướng Anh Theresa May
Tuy nhiên, bà Theresa May đã cảnh cáo, ngay cả trong trường hợp các nghị sĩ Quốc hội không thông qua các điều khoản của dự thảo thỏa thuận cuối cùng về Brexit, trong đó có thỏa thuận về mối quan hệ thương mại mới với EU, nước Anh vẫn sẽ trở thành quốc gia đầu tiên rời khỏi khối này.Trước đó, bà May đã cam kết đồng ý cho Quốc hội bỏ phiếu thông qua thỏa thuận trước khi có hiệu lực, nhưng nhượng bộ mới nhất đồng nghĩa cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra sớm hơn - trước khi văn bản đàm phán giữa Anh và EU hoàn tất, điều các nghị sĩ có quan điểm ủng hộ châu Âu vẫn yêu cầu.
Đồng thời, Thủ tướng Anh cũng không chấp nhận nội dung sửa đổi do Công đảng đối lập đưa ra nhằm trao cho Quốc hội quyền phủ quyết về Brexit. Cũng trong ngày 7/2, với 326 phiếu thuận và 293 phiếu chống, Hạ viện Anh đã phản bác đề xuất bổ sung điều khoản trong dự thảo Brexit. Đề xuất do Công đảng đối lập đưa ra và đáng chú ý là từng được một số nghị sỹ đảng Bảo thủ cầm quyền “nổi loạn” lên tiếng ủng hộ. Đây được coi là thắng lợi quan trọng của Thủ tướng Theresa May và Chính phủ Anh trong nỗ lực khởi động Brexit. Điều này có nghĩa dự thảo không thay đổi, bất chấp việc các thành viên Công đảng đối lập và một số thành viên đảng cầm quyền Bảo thủ yêu cầu các nghị sĩ có tiếng nói kiên quyết về các điều khoản cuối cùng. Dự thảo luật này nếu được thông qua sẽ cho phép Thủ tướng May chính thức bắt đầu các đàm phán Brexit theo Điều 50 của Hiệp ước Lisbon. 
Bước đi nhượng bộ của bà May kết hợp với kết quả phủ quyết của Hạ viện Anh cho thấy triển vọng tiến trình Brexit tươi sáng hơn. Nhiều khả năng dự luật về Brexit sẽ được Hạ viện Anh thông qua vào cuối phiên tranh luận trong ngày 8/2, trước khi được chuyển lên xem xét thông qua tại Thượng viện.Quốc hội Anh hôm 8/2 sẽ xem xét thêm các sửa đổi khác với dự thảo, trước khi tổ chức bỏ phiếu cuối cùng về việc ủng hộ hay phản đối dự thảo Brexit.