Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bệnh đạo ôn là bệnh nguy hiểm, gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây như lá, cổ lá, cổ bông, cổ gié, hạt.

Bệnh gây cháy lụi ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và gây hại trên bông. Bệnh có thể gây hại tới gần 80% năng suất nếu không phòng trừ tốt và kịp thời. Để chủ động phòng trừ và hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội hướng dẫn bà con nông dân nên thực hiện một số biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa như sau:

Triệu chứng: Ban đầu trên lá chỉ là những vết chấm nhỏ, màu xanh xám, sau đó lớn lên có dạng hình thoi đặc trưng, viền nâu, tâm màu xám trắng. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy khô.

Biện pháp phòng trừ: Bà con cần tăng cường theo dõi diễn biến của bệnh đạo ôn trên đồng ruộng, đặc biệt chú ý những giống nhiễm nặng (các giống nếp, thơm, BC 15...), những diện tích lúa bón thừa đạm và các ổ bệnh của năm trước. Đối với những diện tích bị nhiễm bệnh, bà con cần ngừng ngay việc bón phân và tiến hành ngắt lá bị bệnh cho vào túi nilon đem tiêu hủy. Những diện tích bị nhiễm bệnh có 10% số lá bị bệnh, bà con tiến hành phun thuốc phòng trừ bằng một trong số các loại thuốc đặc hiệu như: Filia 525SE, Vista 72,5WP, Beemsuper 75WP, Fuji – One 40EC...

Bà con lưu ý phun đúng nồng độ và liều lượng khuyến cáo ghi trên bao bì, phun đủ 25 - 30 lít nước thuốc đã pha/sào. Nếu phun xong trước 2 giờ đồng hồ mà gặp mưa thì phải phun lại.