Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các điểm tham gia bán hàng bình ổn: Không để khan hàng, sốt giá

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Từ đầu tháng 11 đến nay, giá nhiều mặt hàng trong đó có lương thực, thực phẩm đã tăng giá mạnh. Tại các chợ Dịch Vọng, Mỹ Đình, Ngã Tư Sở, Long Biên giá nhiều loại rau củ đã tăng từ 30 đến 50% so với thời điểm cuối tháng 10.

KTĐT - Từ đầu tháng 11 đến nay, giá nhiều mặt hàng trong đó có lương thực, thực phẩm đã tăng giá mạnh.Tại các chợ Dịch Vọng, Mỹ Đình, Ngã Tư Sở, Long Biên giá nhiều loại rau củ đã tăng từ 30 đến 50% so với thời điểm cuối tháng 10.

Theo đó, xà lách Đà Lạt tăng từ 20.000 đồng lên 30.000đ/kg, các loại rau cải tăng từ 3.000 -7.000 đ/kg; khoai tây tăng 5.000 đ/kg. Tương tự, giáloại thịt bò, lợn cũng theo đà tăng thêm từ 10.000-15.000 đ/kg. Giá bán gia cầm và thủy hải sản cũng tăng mạnh, gà ta sống giá đã tăng khoảng 10.000 đ/kg hiện được bán với mức 75.000 - 80.000 đ/kg.Mặc dù giá thực phẩm, rau xanh tăng cao nhưng lượng hàng về các chợ lại giảm mạnh, chỉ bằng 50 - 60% so với bình thường.


Tại cuộc họp với Tổ điều hành thị trường trong nước, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa nhận định: Nguyên nhân khiến giá các mặt hàng thực phẩm, rau xanh tăng mạnh tại thời điểm này là do tình hình thị trường và tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp; Lũ lụt ở miền Trung khiến các phương tiện không lưu thông được đã ảnh hưởng đến nguồn cung hàng tươi sống nên xảy ra tình trạng khan hiếm và tăng giá hàng hoá. Bên cạnh đó do tác động của nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, gas, điện, nước, sắt, thép... và nhất là giá vàng và tỷ giá USD/VND đang tăng cao làm cho giá các mặt hàng thiết yếu biến động tăng theo... Trong 2 tháng cuối năm, dự báo vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Trong khi giá nguyên vật liệutrên thế giới và tỉ giá USD/VND chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt". Để tránh tình trạng khan hàng sốt giá, bà Thoa cho rằng: Các địa phương, doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc dự trữ hàng hóa, tăng cương phát triển hệ thống kinh doanh các mặt hàng bình ổn giá. 


Theo Sở Công thương Hà Nội: Nhằm bình ổn giá cả, tránh hiện tượng khan hàng sốt giá, UBND TP đã có quyết định cho 13 doanh nghiệp được vay 350 tỷ đồng với lãi xuất ưu đãi để dự trữ hàng hóa. Đến nay các doanh nghiệp đãdữ trữ6.400 tấn gạo 2.080 tấn thịt gia súc, gia cầm, 1.289 tấn thực phẩm chế biến, 800 tấn thủy hải sản đông lạnh 12 triệu quả trứng, 240.000 lít dầu ăn, 4.000 tấn rau quả. Không chỉ dự trữ hàng bằng nguồn vốn ưu đãi, các doanh nghiệp cũng chủ động dự trữ hàng bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, đến nay tổng lượng hàng dự trữ 9 nhóm mặt hàng dự trữ phục vụ công tác bình ổn đáp ứng hơn 15% so với tổng mức tiêu thụ của Hà Nội trong 1 tháng.


Ông Nguyễn Văn Đồng- Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Để vận chuyển lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu được thuận tiện tránh tình trạng khan hiếm hàng hoá cục bộ dẫn đến tăng giá đột biến trên thị trường, Sở Công thương đã đề xuất UBND TP cho phép 34 xe ôtô tải của 7 doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá được hoạt động 24/24 giờ từ ngày 1/8 đến hết quý I/2011. Tính đến thời điểm hết tháng 10/2010, toàn TP có khoảng 388 điểm phân phối bán lẻ của các doanh nghiệp tham gia bình ổn (trong đó có 108 điểm bán hàng lưu động khi thị trường xảy ra biến động). Các điểm bán hàng được phân bổ rộng khắp, tăng 2 lần so với năm 2009. Dự kiến đến hết năm 2010 sẽ có khoảng 500 điểm bán hàng tham gia bình ổn tập trung tại khu vực nội thành và một số huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội.