Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các giải pháp chống UTGT cho thủ đô Hà Nội

THS.KSĐT. Đinh Quốc Thái - Ban QLDA Quy hoạch xây dựng, Sở QHKT Hà Nội
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong bài viết trước đã làm rõ cho bạn đọc thấy và hiểu đúng về “UTGT và định hướng giải pháp khắc phục”. Trong bài viết này sẽ đề cập đến tình trạng UTGT và nguyên nhân xảy ra.

Xác định nguyên nhân UTGT của thủ đô Hà Nội:

Như ở kỳ 1 trong bài “Cần hiểu cho đúng về UTGT và định hướng giải pháp khắc phục” thì sự UTGT nguyên nhân xảy ra có thể quy về hai đặc điểm chính sau:

1. Bắt đầu từ sự cố tại một điểm giao thông nào đó:

Có thể bắt nguồn từ một vụ tai nạn giao thông, người điều khiển giao thông và người dân xung quanh tập trung đứng lại xem dẫn đấn ùn tắc cục bộ dần thành ùn tắc trên diện rộng. Hoặc hành vi vi phạm luật giao thông, hoặc văn hóa tham gia giao thông kém dẫn đến các phương tiện không di chuyển được một cách bình thường tạo ra hiệu ứng dây chuyền tác động đến các phương tiện giao thông khác dần gây ra UTGT. Sự UTGT có thể bắt nguồn từ cố về hạ tầng kỹ thuật giao thông (hỏng hóc hoặc đang sửa chữa, xây dựng các công trình trên đường giao thông…) điều này làm diện tích mặt cắt ngang đường thu hẹp không đủ đáp ứng các phương tiện giao thông hoạt động bình thường.

Một nguyên nhân chủ quan khác là do sự thiếu tiết quyết trong xử lý các hành vi vi phạm luật lệ giao thông, điều này góp phần cho sự thiếu chấp hành luật lệ giao thông, thậm trí góp phần làm mất tính thượng tôn của pháp luật dẫn đến nhờn luật. Nhiều người vì thế đã hình thành thói quen giao thông xấu như vuợt đèn đỏ, lấn làn, đi sai làn hay đi lên vỉa hè… vào những giờ cao điểm, các lỗi vi phạm này cũng là một trong các tác nhân rất dễ gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ dần thành ùn tắc cho cả đoạn tuyến.

2. UTGT do lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao nhanh chóng trên đoạn tuyến đường nào đó dẫn đến các phương tiện ùn dần đi chậm, sự ùn mỗi lúc một nhiều dẫn đến tắc giao thông cục bộ dần lan ra các khu vực xung quanh.

- Đối với đặc điểm này thì nguyên nhân bản chất bắt nguồn từ các yếu tố như tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng nhanh, sự mở rộng đô thị ngày một lớn, sự gia tăng về dân số đô thị điều này làm gia tăng nhanh chóng các phương tiện giao thông cá nhân trong khi phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông đô thị luôn đi sau và không đáp ứng được nhu cầu của giao thông đô thị. Thiếu sự đồng bộ trong hệ thống giao thông ...

- Nguyên nhân do hạ tầng giao thông đô thị luôn đi sau và không đáp ứng được nhu cầu của giao thông đô thị

Hiện nay, theo thống kê mới nhất thì diện tích dất giao thông chỉ đạt dưới 8% đất xây dựng đô thị (trong khi yêu cầu chỉ tiêu hợp lý phải đạt 20-26%).

 Nguồn: QHGT VT Hà Nội
  - Nguyên nhân do sự gia tăng nhanh chóng các phương tiện giao thông cá nhân:

Thống kê gần đây cho thấy cơ cấu phương tiện tham gia giao thông tại Hà Nội đã có những thay đổi đáng lo ngại. Tỷ lệ xe máy đang gia tăng nhanh lượng xe ô tô cũng phát triển với khoảng từ 10 - 14%/năm, trong khi hạ tầng giao thông phát triển không theo kịp. Hiện toàn thành phố có khoảng trên 400 nghìn xe ô tô các loại và khoảng 4 triệu xe máy (chưa kể số phương tiện vãng lai), trên 1 triệu xe đạp.  

 Nguồn: Bộ GTVT
Hệ thống giao thông công cộng (GTCC) chưa đáp ứng được nhu cầu đủ để làm giảm các phương tiện cá nhân: Đầu năm 2017, Hà Nội chính thức đưa vào sử dụng tuyến buýt nhanh đầu tiên (BRT), đây làm một hướng đi đúng, tuy nhiên để góp phần đáp ứng nhu cầu giao thông cho người dân, khuyến khích người dân từ bỏ dần các phương tiện cá nhân để sử dụng các phương tiện công công thì hiện tại hệ thống GTCC của thủ đô Hà Nội còn rất yếu kém. Theo định hướng QHC Xây dựng Thủ đô Hà Nội yêu cầu đến năm 2030, GTCC phải đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu tuy nhiên đến này Thủ đô Hà Nội hiện có gần 1300 xe buýt hoạt động trên 86 tuyến, đáp ứng khoảng 9.43% nhu cầu đi lại, với tỷ lệ này các nghiên cứu cho thấy lượng xe buýt dành cho đô thị trung tâm Thủ đô đã ở ngưỡng bão hòa, nếu tăng thêm lượng xe buýt thì có nguy cơ góp phần gây UTGT do hệ thống hạ tầng giao thông không đáp ứng được. Từ nay đến 2030 chỉ còn 13 năm nữa, vậy mục tiêu GTCC phải đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu chắc chắn là không thể đáp ứng được.
 Sơ đồ các tuyến, điểm thuộc khu đô thị trung tâm Hà Nội thường xuyên UTGT

- Hệ thống GTCC chưa đáp ứng được nhu cầu đủ để làm giảm các phương tiện cá nhân: Đầu năm 2017, Hà Nội chính thức đưa vào sử dụng tuyến buýt nhanh đầu tiên (BRT), đây làm một hướng đi đúng, tuy nhiên để góp phần đáp ứng nhu cầu giao thông cho người dân, khuyến khích người dân từ bỏ dần các phương tiện cá nhân để sử dụng các phương tiện công cộng thì hiện tại hệ thống GTCC của thủ đô Hà Nội còn rất yếu kém. Theo định hướng QHC Xây dựng Thủ đô Hà Nội yêu cầu đến năm 2030, GTCC phải đáp ứng được khoảng 55%  nhu cầu tuy nhiên đến này Thủ đô Hà Nội hiện có gần 1300 xe buýt hoạt động trên 86 tuyến, đáp ứng khoảng 9.43% nhu cầu đi lại, với tỷ lệ này các nghiên cứu cho thấy lượng xe buýt dành cho đô thị trung tâm Thủ đô đã ở ngưỡng bão hòa, nếu tăng thêm lượng xe buýt thì có nguy cơ góp phần gây UTGT do hệ thống hạ tầng giao thông không đáp ứng được. Từ nay đến 2030 chỉ còn 13 năm nữa, vậy  mục tiêu GTCC phải đáp ứng được khoảng 55%  nhu cầu chắc chắn là không thể đáp ứng được.

Qua đó có thể thấy rằng hiện trạng vận tải của Thủ đô Hà Nội chủ yếu là bằng đường bộ. Các phương tiện giao thông cá nhân chiếm đến 91%, đặc biệt là xe máy chiếm tới 80% tổng số chuyến đi, xe buýt chỉ chiếm 10%, còn lại là các phương tiện cá nhân khác. Điều này đã tạo ra gánh nặng lớn cho hệ thống giao thông đường bộ và cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng UTGT cho Thủ đô Hà Nội.

- Nguyên nhân UTGT của Thủ đô Hà Nội chưa giảm mặc dù đã có đầy đủ hệ thống các quy hoạch cho Thủ đô từ Quy hoạch vùng thủ đô, Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô và Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội.

Nhìn hai hình trên ta có thể thấy rất rõ sự thiếu hụt nghiêm trọng các tuyến đường giao thông theo quy hoạch định hướng nhưng hiện trạng chưa thực hiện được. Điều này bắt nguồn từ nhiều lý do, trong đó có một lý do rất lớn là nguồn lực kinh tế của Thành phố dành cho phát triển hệ thống giao thông là rất thiếu. Điều này rõ ràng đang cho thấy gánh nặng rất lớn của hệ thống giao thông hiện nay của Thủ đô Hà Nội, từ đây có thể thấy được việc UTGT hiện nay là không thể tránh khỏi.

- Nguyên nhân đến từ sự thiếu đồng bộ trong hệ thống giao thông như không phân làn đường rõ ràng, thiếu các công trình hạ tầng phục vụ điều tiết, giám sát sự cố giao thông để sớm phát hiện nhằm giúp đưa ra giải pháp điều tiết kịp thời khi điểm hoặc tuyến nào đó có dấu hiệu ùn tắc. Sự thiếu đồng bồ này cũng góp phần dễ gây ùn tắc cục bộ tại một số điểm nào đó, khi xảy ra sự cố dễ là tác nhân dẫn đến gây UTGT cho cả tuyến vì hệ thống điều tiết giao thông không xử lý được sự cố kịp thời.

Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến UTGT hiện nay của thủ đô Hà Nội đến chủ yếu từ cả 3 phương diện sau:

- Về Quy hoạch: Các quy hoạch từ sử dụng đất, không gian đến quy hoạch giao thông chuyên ngành chưa theo kịp được sự phát triển của kinh tế xã hội, dẫn đến sự bùng nổ phát triển của đô thị, các quy hoạch chưa đưa ra được các dự báo chính xác tốc độ phát triển của đô thị và sự gia tăng của các phương tiện giao thông. Các giải pháp quy hoạch còn mang nhiều tính định tính mà thiếu tính định lượng một cách rõ ràng, chưa chứng minh được tính hiệu quả trong đáp ứng nhu cầu giao thông cho thủ đô Hà Nội.

Tuy hệ thống các quy hoạch đã đầy đủ nhưng rất thiếu nguồn lực kinh tế để đây nhanh việc hiện thực hóa các quy hoạch đó.

- Về quản lý: Thiếu các giải pháp quản lý mang tính quyết liệt, đột phá để có thể giảm lượng các phương tiện cá nhân tham gia giao thông hay có tính cưỡng chế để đảm bảo mọi người dân tham gia giao thông phải tuyệt đối chấp hành luật lệ giao thông ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm.

 Thiếu đồng bộ trong tổ chức giao thông như việc không phân làn đường rõ ràng cũng là nguyên nhân gây ùn tắc trở nên trầm trọng hơn (nguồn internet) 

- Về giáo dục: việc hình thành ý thức của người dân khi tham gia giao thông phải được hình thành từ ý thức khi còn nhỏ, tuy nhiên việc tuyên truyền và giảng dạy về luật lệ giao thông trong các cấp học hiện nay còn mang tính hình thức, thử nghiệm, thiếu chiều sâu và thiếu chất lượng. Việc tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân trong xã hội còn rất thiếu dẫn đến việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông của người dân hiện nay có nhiều bộ phận là sự đối phó mà chư hình thành một thói quen cho toàn thể xã hội.

  1.  Bình về các giải pháp chống UTGT cho thủ đô Hà Nội
  2. * Các giải pháp giảm thiểu UTGT đã áp dụng trong những năm gần đây:

    Để giải quyết vấn nạn UTGT của thành phố Hà Nội, những năm gần đây, chính quyền các cấp đã đưa ra nhiều các giải pháp mang tính cấp bách như: phân làn, phân luồng, điều chỉnh giờ làm việc, học tập…, tổ chức điều tiết hoạt động của xe taxi, xe tải, sắp xếp lại mạng lưới các điểm đỗ xe, cải tạo hạ tầng một số nút giao (lắp đèn tín hiệu, tổ chức giao thông…). Tại khu vực nội đô đã xây dựng các cầu vượt tại các nút giao thường xuyên ùn tắc giao thông như: Nguyễn Chí Thanh - Láng, Lê Văn Lương - Láng, Chùa Bộc, Thái Hà - Tây Sơn, Láng Hạ - Thái Hà…, xây dựng mới và mở rộng các tuyến đường như: Xã Đàn, Trần Phú - Tây Sơn - Kim Mã, La Thành, đường Ngô Gia Tự, đường Vành đai 3 trên cao…Mặc dù vậy nhưng tình trạng UTGT vẫn không có chiều hướng thuyên giảm mà chỉ dịch chuyển bớt từ điểm này sang điểm kia và vẫn là bài toán khó giải. 

  3. Theo kết quả phân tích, nếu tới năm 2020, Hà Nội không có bất cứ biện pháp nào để cải thiện tình trạng giao thông thì hầu hết toàn bộ các tuyến đường sẽ rơi vào tình trạng quá tải, các phương tiện không có khả năng lưu thông trong điều kiện bình thường tại mọi thời điểm trong ngày; trong đó nghiêm trọng nhất là các tuyến đường trung tâm nội đô, khi mà mật độ phương tiện tăng nhiều lần nhưng diện tích đường không có gì thay đổi.
 Kết quả mô phỏng tình trạng giao thông Hà Nội tại năm 2020 (nguồn: QHGT VT Hà Nội)

* Bình về các ý tưởng chống UTGT, trong khuôn khổ bài báo, tác giả xin dẫn lại và bình luận một số ý tưởng mà tác giả cho là tiêu biểu của người dân hiến kế trong thời gian gần đây: Trước vấn nạn UTGT trong thời gian gần đây, nhiều ý tưởng chống UTGT cho thủ đô Hà Nội đường đông đảo người dân, trí thức trong và ngoài nước hiến kế cho thủ đô, tuy nhiên do mỗi ý tưởng được xây dựng dự trên một quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau nên mỗi giải pháp lại có những mặt ưu và nhược điểm khác nhau. Ở phần này tác giả sẽ lựa chọn một số ý tưởng tiêu biểu để phản biện nhằm góp thêm ý kiến xây dựng các ý tưởng phù hợp hơn cho giải pháp chống UTGT cho thủ đô Hà Nội:

- Ý tưởng “để chống ùn tắc, Hà Nội cần quy hoạch TP dọc 2 bên sông chạy dài đến biển, ăn sâu vào đất liền 5-10km và xây dựng hệ thống tàu điện 1 ray. Có thể lấy hai bên bờ sông Hồng mỗi bên bờ khoảng 5-10 km dọc theo sông qua các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình cho tới cửa biển…” 

Đây là một giải pháp tồn tại rất nhiều vấn đề viễn tưởng. Từ Hà Nội đến biển Thái Bình kéo dài khoảng gần 200km, chỉ một pháp so sánh về hình học đơn giản là để người dân có thể đi lại quãng đường ngắn nhất từ nhà đến các cơ quan hành chính của thủ đô thì các cơ quan đó phải đặt ở quảng trung điểm của chiều dài hàng trăm km của thủ đô mới, như vậy mỗi khi có việc cần giải quyết hoặc đi làm tại khu trung tâm này thì người dân phải đi cả trăm km. Tương tự để người dân đến các nhà mày, các công trình công cộng, bệnh viện, đại học… cũng sẽ phải đi cả trăm km… như vậy sẽ tập trung một lượng người và các phương tiện vô cùng lớn lên hệ thống đường chạy ven sông Hồng. Bên cạnh đó còn là sự bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như cấp điện, cấp nước, thoát nước… Nhìn vào phần mầu đỏ ở đầu rồng, đây là di sản của hơn 1.000 năm xây dựng của thủ đô Hà Nội, vậy để xây dựng hoàn thiện một thủ đô dài cả trăm km như vậy thì nguồn lực nào và phải mất bao nhiêu năm để xây dựng !?.

- Ý tưởng của công an thành phố Hà Nội “Theo CATP, Hà Nội nên ưu tiên phát triển các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao… theo lộ trình phù hợp; mở rộng mạng lưới vận tải khách công cộng đến các khu chung cư cao tầng, khu đô thị mới để hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân.

+ CATP cũng đề nghị Hà Nội xác định lộ trình giảm dần đối với một số loại phương tiện theo từng khu vực; trước mắt sẽ nghiên cứu, hạn chế xe taxi, xe chở khách tham quan, du lịch hoạt động trên một số tuyến phố phức tạp về TTGT, thường xuyên ùn tắc trong giờ cao điểm.

+ CATP đề nghị Hà Nội, đó là phê duyệt và triển khai Đề án quy hoạch điểm đỗ, bãi đỗ xe và sớm triển khai xây dựng các bãi đỗ xe ngầm, cao tầng tại khu vực các quận trung tâm. Từng bước hạn chế việc trông giữ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường như hiện nay.

 + Hà Nội cũng được CATP đề nghị nâng mức giá trông xe, thu lệ phí lưu hành vào khu vực nội thành theo nguyên tắc tăng lũy tiến theo thời gian (ngày – đêm) và theo khu vực từng vành đai 1,2,3.

+  Cuối cùng, CATP đề nghị Hà Nội kiến nghị Chính phủ nâng mức xử phạt, hình thức phạt bổ sung đối với một số hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ùn tắc, TNGT để răn đe đối với người vi phạm. Chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực trật tự ATGT.

Đây là những giải pháp khá thực tế và sẽ có tác dụng góp phần giảm thiểu UTGT. Tuy nhiên, như đã trình bày về các giải pháp khắc phục UTGT thì ta phải có giải pháp tổng thể từ: giải pháp về Quy hoạch, giải pháp về quản lý và giải pháp về giáo dục. Các giải pháp này phải thực hiện đồng thời trong đó giải pháp về quy hoạch vẫn là giải pháp mấu chốt.

- Ý tưởng “Xây dựng thành phố mới theo một quy hoạch tổng thể, học tập một mô hình đã có sẵn ở nước ngoài (có thể là Singapore) cách thủ đô trong vòng 100 km để giãn dân và cả giãn cơ quan, giảm tải cho thành phố hiện tại vốn chỉ đáp ứng được cho tối đa 30% dân số hiện nay mới mong giải quyết vấn nạn tắc đường.

 Đây không phải là ý tưởng mới, vào những năm 1968 - 1974, thủ đô Hà Nội đã có ý tưởng được dời lên Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, vì nhiều lý do ý tưởng này đã không thể thành hiện thực. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận vấn đề rất lớn để xây một thủ đô mới là nguồn lực kinh tế để xây dựng. Với thực tế hiện nay và trong tương lai gần thì đây cũng chỉ là ý tưởng viển vông.

 Quy hoạch Hà Nội năm 1968 - 1974

- Ý tưởng của một vị đại sứ: có một vị đại sứ hiến kế với 6 ý tưởng như sau;

Thứ nhất phạt nặng, cấm dừng đỗ tùy tiện trên đường, phân luồng giao thông. Thứ 2 là ưu tiên cao nhất cho phương tiện giao thông công cộng trong đó ưu tiên cao cho taxi. Thứ 3 tránh ách tắc tại các điểm ngã 3, 4 bằng cách phạt nặng các phương tiện trong phạm vi quy định của ngã 3,4 quá 10s. Thứ 4 là trả lại vỉa hè cho người đi bộ bằng cách cấm để xe máy trên vỉa hè. Thứ 5 là cải thiện bảo hiểm giao thông để tạo ứng sử tốt nếu xảy ra va chạm giao thông. Thứ 6 là tăng lương cao cho lực lượng chức năng để đảm bảo không xảy ra tiêu cực trong việc xử lý vi phạm giao thông.

Về tư tưởng chung của 6 ý tưởng trên của vị đại sứ là tốt tuy nhiên một số giải pháp không phù hợp với Hà Nội nói riêng và đặc thù Việt Nam nói chung. Như giải pháp thứ 3 là ưu tiên cho taxi, mặc dù taxi được xếp vào phương tiện giao thông công cộng tuy nhiên đây là phương tiện chuyên chở không được nhiều người trong điều kiện hiện trạng thiếu trầm trọng hạ tầng giao thông hiện nay của Hà Nội thì đây lại đang là một trong những phương tiện góp phần gia tăng UTGT. Hiện này Hà Nội có khoảng gần 19.500 xe taxi trên tổng số khoảng 560.000 xe ôtô cộng với khoảng 5,3 triêu xe máy trên tổng số gần 7 triệu dân của thành phố thì có thế thấy tỷ lệ đầu người dân trên phương tiện giao thông đang dần đến tỷ lệ 1-1, như vậy rõ ràng các phương tiện ôtô không đảm nhận được vai trò chuyên chở nhiều người cho mỗi chuyến xe, trong đó bao gồm cả các phương tiện taxi. Thực tế hiện nay vào một số giờ và một số tuyến nhất định Hà Nội đã phải cấm các phương tiện taxi hoạt động. Do vậy, đây là giải pháp không hiệu quả. Tương tự một số giải pháp khác trong trùm 6 ý tưởng trên cũng không giải quyết thỏa đáng bởi hầu hết đây là các ý tưởng chủ yếu thiên về giải pháp quản lý, mà như đã nói để giải quyết được UTGT phải là hệ thống các giải pháp đồng bộ từ Quy hoạch đến quản lý và giao dục ý thức của người dân.

Từ việc có các giải pháp quy hoạch tốt, huy động được nguồn lực kinh tế đủ lớn để dần hiện thực các giải pháp quy hoạch, đi song hành là các giải pháp tổ chức, quản lý giao thông và nâng cao ý thức tham gia giao thông bằng các hình thức tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp người dân, dần tạo ý thức và văn hóa cho người dân phải tuân thủ và chấp hành nghiêm túc luật lệ khi tham gia giao thông thì mới hy vọng sớm nhìn thấy bức tranh sáng màu của tình trạng UTGT hiện nay của thủ đô Hà Nội.