Mohan Krishna Sapkota, một quan chức du lịch Nepal cho biết, “chúng tôi đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn tại đây. Rất khó để đánh giá số người thiệt mạng và mức độ thiệt hại”. Nguyên nhân là do những người leo núi phân tán xung quanh trại xuất phát và một số thậm chí đã leo lên cao hơn khiến các nhà chức trách gặp khó khăn trong việc liên lạc với các nhóm.
Nhiều người leo núi đã bị nhấn chìm bởi tuyết lở và đất đá.
Ngay sau khi có khoảng 300.000 khách du lịch nước ngoài đang có mặt tại Nepal để du lịch và leo núi, đại diện ngoại giao của một số quốc gia tại Nepal đã tìm cách xác nhận tình trạng của công dân nước mình tại đây. Trận động đất đã gây ra một vụ lở tuyết trên đỉnh núi Everest và khiến ít nhất 17 nhà leo núi đã thiệt mạng, 67 người khác bị thương.
Tình trạng tại chân núi Everest đang rất hỗn loạn khi người leo núi và khách du lịch muốn nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm nhưng không có phương tiện và đường xá bị chia cắt.
Cách duy nhất để vận chuyển người bị thương sau trận lở tuyết tại núi Everest là thực thăng.
Theo USGS, động đất xảy ra lúc 6 giờ11 giờ GMT (13 giờ 11 giờ Việt Nam), tâm chấn ở độ sâu 15km, cách thủ đô Kathmandu của Nepal 81km về phía Tây Bắc. Ban đầu, trận động đất được cho là có cường độ 7,5 độ Richter, nhưng sau đó USGS nâng lên 7,9 độ Richter.
Đây được coi là trận động đất mạnh nhất tại Nepal trong 81 năm qua. Vào năm 1934, nước này đã trải qua trận động đất lịch sử với cường độ 8,0 độ Richter và phá hủy hoàn toàn các thành phố như Kathmandu, Bhaktapur và Patan.
Truyền thông địa phương cho biết, các rung chấn kéo dài từ 30 giây tới 2 phút và có thể cảm nhận được ở dọc biên giới với Ấn Độ, trong đó có cả thủ đô New Delhi, thậm chí cả ở Malaysia và Bangladesh.