Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cách bố trí cửa tăng thêm vượng khí

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cửa bước vào nhà phải có khoảng không gian thoáng đãng để vượng khí chảy vào nhà thuận lợi. Nếu quá hẹp sẽ làm cho luồng khí vận hành nhanh, không tốt.

Cửa là để chủ nhân, khách ra vào. Nhưng cửa cũng là nơi dễ bị kẻ gian đột nhập. Vì vậy thiết kế, bố trí cửa tối thiểu phải bảo đảm 2 yếu tố: Thuận tiện cho sự đi lại và an toàn cho ngôi nhà.

Cũng như vậy, phong thủy quan niệm cửa là nơi đón khí, là đường đi của khí trong toàn bộ căn nhà. Trong khí có sinh khí (vượng khí) và tà khí (sát khí). Thiết kế, bố trí cửa theo phong thủy là làm sao để đón được nhiều vượng khí và hạn chế, tránh tà khí.
Cửa bước vào nhà phải có khoảng không gian thoáng đãng để vượng khí chảy vào nhà thuận lợi. Nếu quá hẹp sẽ làm cho luồng khí vận hành nhanh, không tốt. Nếu có vật chắn ngang sẽ cản trở luồng khí, vượng khí khó vào nhà, bị “vấp”, trong cuộc sống, làm ăn, sự nghiệp sẽ gặp trở ngại, không suôn sẻ.
Cửa bước vào nhà phải có khoảng không gian thoáng đãng để vượng khí chảy vào nhà thuận lợi. Nếu quá hẹp sẽ làm cho luồng khí vận hành nhanh, không tốt. Nếu có vật chắn ngang sẽ cản trở luồng khí, vượng khí khó vào nhà, bị “vấp”, trong cuộc sống, làm ăn, sự nghiệp sẽ gặp trở ngại, không suôn sẻ.
Theo quan niệm phong thủy, cửa đóng vai trò trọng yếu nhất đối với ngôi nhà. Phong thủy rất coi trọng cửa vì cửa là bộ mặt đẹp, là yết hầu, là tiêu chí sống còn của nhà ở. Cửa nối thông không gian trong nhà với ngoài nhà. Thông qua cửa, trên tiếp được thiên khí, dưới tiếp được địa khí, đón lành, đẩy dữ.

Khí vận hành trong nhà được xem là lý tưởng khi nó thông suốt giống như sự vận chuyển của máu trong cơ thể khỏe mạnh. Cửa là nơi dẫn khí vào và đón vận may đến. Các cửa trong nhà, hành lang và cầu thang phải bố trí thế nào để dẫn khí vận chuyển khắp nhà một cách điều hòa, không quá nhanh và cũng không quá chậm. Nếu chậm, vượng khí vào ít còn nếu nhanh quá dịp may đến lại đi mất.

Xét trên thực tế, nếu căn nhà gió không thông, không khí sẽ tù hãm, ngột ngạt, tù túng… Nhưng nếu gió thốc vào nhà quá mạnh cũng có hại cho sức khỏe. Vì vậy, không khí điều hòa, thông thoáng là tốt nhất.

Như vậy, quan niệm của phong thủy cũng không xa thực tế là mấy. Có điều, nhiều thầy phong thủy lợi dụng để thần bí hóa lên mà thôi.

Qua đó cho thấy, về phong thủy cũng như trong thực tế, việc bố trí cửa là hết sức quan trọng. Trong cửa thì có cửa đi và cửa sổ. Trong cửa đi lại có cửa chính và cửa phụ. Cửa phụ lại gồm có cửa vào các phòng, cửa hông và cửa hậu.

Cửa chính:

Cửa chính ngôi nhà là cửa ngõ, nơi tiếp nối không gian trong nhà với bên ngoài. Nó cũng như miệng đối với con người là nơi đón khí vào cơ thể.

Vì vậy, cửa chính hợp cách phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra cho khí vào và từ đó vận chuyển đi khắp nhà. Đây cũng là nơi gây ấn tượng nhất khi bước vào phòng. Vì vậy nơi này cần sáng sủa, khoan khoái, ấm cúng và thân mật. Như thế khí của người cư ngụ được hưng phấn và điều hòa.

Phải bố trí làm sao để khi mở cửa bước vào nhà có khoảng không gian thoáng đãng để vượng khí chảy vào nhà thuận lợi. Nếu quá hẹp sẽ làm cho luồng khí vận hành nhanh, không tốt. Nếu có vật chắn ngang sẽ cản trở luồng khí, vượng khí khó vào nhà, bị “vấp”, trong cuộc sống, làm ăn, sự nghiệp sẽ gặp trở ngại, không suôn sẻ.

Trong thực tế, cửa chính mở vào đại sảnh hoặc phòng khách rộng rãi làm cho tâm trạng thoải mái, sảng khoái, thư thái khi bước vào nhà. Sau một ngày làm việc vất vả trở về, bạn sẽ tìm được sự bình yên, cảm thấy được thư giãn, sức khỏe, trí não được phục hồi nhanh. Nó cũng tạo thuận lợi cho gia chủ khi có đông khách đến nhà. Ngược lại, nếu gặp phải bức tượng hoặc vật chắn ngang tầm mắt sẽ gây tâm lý bức bối, khó chịu.

Cũng theo quan niệm phong thủy, cửa lấy việc thông với đường cái làm trọng, làm sao để khi mở cửa, sinh khí đã ùa vào. Nếu hai nhà đối cửa, nhà có cửa cao sẽ nghèo; cùng mở cửa ra, cửa lớn sẽ thắng. Nếu cửa nhà ở mở đối diện với cửa công sở, cửa nhà tù, cửa thành là không tốt (đại hung). Nếu đối diện với cửa triều đình, cửa kho đều không yên ổn.

Theo phong thủy, cổng lớn cũng như cửa chính ngôi nhà nhất thiết phải kiêng đường đá dài chọc thẳng vào. Trên thực tế, có đường phía trước đâm thẳng vào cửa, người từ trong nhà bước ra ngoài sẽ dễ bị tai nạn xe cộ, nhất là đối với trẻ con, người già…

Phong thủy cũng cho rằng, cổng lớn của ngôi nhà mà quá nhỏ là không tốt, không thích hợp cho không khí lưu thông; thực tế cũng gây khó khăn cho việc ra vào, nhất là cuộc sống hiện đại hôm nay, phần lớn gia đình đều có xe máy… Mặt khác, nếu nhà nhỏ mà cửa to cũng không tốt, tà khí dễ xâm nhập. Trên thực tế nếu nhà nhỏ cửa to sẽ mất mỹ quan, không an toàn và sử dụng cũng bất lợi, bố trí nội thất bên trong cũng khó đẹp…