Theo đó, phần công việc lập kế hoạch đầu thầu được chia ra 21 gói thầu, tổng giá trị gần 2.136 tỷ đồng. Nếu căn cứ vào tính chất thì được phân làm 3 nhóm, cụ thể: Các gói thầu dịch vụ tư vấn (13 gói thầu), tổng giá trị hơn 98,3 tỷ đồng; các gói thầu xây lắp (4 gói thầu), tổng giá trị gần 1.113 tỷ đồng; các gói thầu mua sắm hàng hoá, thiết bị (4 gói thầu), tổng giá trị gần 925 tỷ đồng...
Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư phải lập, thẩm định, phê duyệt dự toán các gói thầu bảo đảm tính chính xác theo đúng quy định. Trường hợp dự toán gói thầu được duyệt lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá gói thầu đã duyệt thì thực hiện theo Khoản 2, Điều 70 của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Dự án chỉ được khởi công khi được bố trí vốn thực hiện.
Ảnh minh họa
Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu gồm một số dịch vụ tư vấn và mua sắm hàng hoá, tổng giá trị hơn 11,844 tỷ đồng...
TP Hà Nội yêu cầu, không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu với các công việc như: Quản lý dự án, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, kinh phí dự phòng, thẩm định kết quả đấu thầu, thẩm tra phê duyệt quyết toán... tổng giá trị gần 1.758 tỷ đồng
Trước đó, chủ đầu tư đã thực hiện các công việc khảo sát, lập dự án đầu tư, tư vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường, tư vấn đo đạc bản đồ hiện trạng, đo vẽ bản đồ địa chính, tư vấn thẩm tra tình hiệu quả và khả thi dự án, xác định chỉ giới đường đỏ 1/500, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định đánh giá tác động môi trường, tổng giá trị gần 11,3 tỷ đồng...