Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cận cảnh lễ rước “ông lợn” ở La Phù

Đạt Lê
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Hàng nghìn người từ các xóm trong xã La Phù cùng nhiều du khách thập phương tham gia lễ rước “ông lợn” từ chiều ngày 28/2 ( tức 13 tháng Giêng) đến đêm khuya. Các “ông lợn” được đặt nằm trên kiệu, trang trí đẹp mắt từ các cai đám về đình làng La Phù để tế lễ.

Những hình ảnh do phóng viên báo Kinh tế & Đô thị ghi nhận tại lễ rước “ông lợn”:

 Ngay từ chiều cùng ngày, người dân từ người già, trẻ nhỏ trong các xóm đã nô nức ra đường chính xem múa lân...

 Đến 18 giờ đoàn rước từ các xóm bắt đầu rước "ông lợn" từ nhà cai đám tiến về đình. Khi đi kèn trống rộn rã, tưng bừng.

 
 Mỗi xóm có 3 lễ rước gồm: Mâm xôi, bàn hương hoa quả và kiệu 'ông lợn'.

 
 Khi kiệu 'ông lợn' đi đến đâu người dân trong các ngõ ra lễ bái cầu tài, lộc...

 
 Những 'ông lợn' to, đẹp, cân đối và được 'mặc' áo khoác là lá mỡ như thế này sẽ được đánh giá cao khi chấm giải.

 
 Các bậc cao nhiên trong làng đánh giá về lễ lợn năm nay đa số đề đạt tiêu chuẩn về sự cân đối (da trắng không bị loang, đầu lớn, tai lá mít, mông lồng bàn...) và trang trí mang tính thẩm mỹ cao.

 Các đám rước từ 17 xóm tiến dần về đình làng.

 Một thứ không thể thiếu là cỗ lòng đã được luộc chín đặt dưới gầm kiệu 'ông lợn'.

 Và mỗi kiệu 'ông lợn' đều có ô lọng riêng rất đẹp.

 
 Lễ được đưa vào đình với nghi thức trang trọng, linh thiêng.

 
 Hai người mặc áo quan dẫn lễ vào đình để tế Đức Thánh.

 Sau khi 'ông lợn' được đưa vào hậu cung thì bất cứ ai cũng không được vào bên trong, đợi đến khi các cụ tế thần xong...

 Phía ngoài người dân đi cùng đám rước lễ bái Thành Hoàng làng.

 Chỉ một số 'ông lợn' được đưa vào hậu cung, còn lễ còn lại đặt phía ngoài.

 
 Lễ tế được diễn ra từ khoảng 21 - 22 giờ đến qua 24 giờ đêm. Đến sáng những 'ông lợn' sẽ được đưa về nhà cai đám để chia lộc cho từng gia đình trong xóm.