Sau khi giành chính quyền về tay nhân dân năm 1945, giặc trong, thù ngoài gia tăng, chiến sự ngày càng ác liệt, Bác Hồ và Trung ương Đảng phải lui về hoạt động bí mật để lãnh đạo cách mạnh non trẻ. Dòng sông Tích Giang chảy qua xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội kết hợp với khu vực gò đồi đá ong tạo ra vùng dân cư bán sơn địa. Tích Giang không chỉ đi vào thơ ca Việt Nam mà sự hòa quện giữa sông xanh với những ngọn đồi nâu xám tạo ra vùng quê yên bình và thanh tịch, an toàn. Nơi đây còn là vùng căn cứ cách mạnh sâu rộng trong nhân dân từ rất lâu. Cũng bởi vậy, Cần Kiệm đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ chọn làm căn cứ cách mạnh.
|
Vùng bán sơn địa núi đá ong xã Cần Kiệm đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ cách mạnh. |
|
Nơi đây bây giờ trở thành nhà lưu niệm Bác Hồ. |
Chị Nguyễn Thị Luỹ, là cháu đời thứ 4 của cụ Nguyễn Đình Khuê – gia đình đã nuôi dấu Bác và các đồng chí cán bộ chủ chốt của Đảng và Chính phủ tháng 1/1947. Bây giờ chị cũng là người của dòng họ nối tiếp để trông coi di tích lịch sử nhà lưu niệm của Bác. Chị chia sẻ: Dù Bác đã không ở đây 70 năm, và cũng chưa một lần gặp mặt, nhưng ngày ngày tiếp đón các đoàn, giới thiệu về những ngày Bác làm việc tại gia đình, với chị các vật dụng, bút tích và lời của Người lưu lại nơi này như mới diễn ra ngày hôm qua.
|
Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Cần Kiệm giờ đây là điểm đến của cán bộ, Đảng viên và nhân dân đến đây ôn lại những kỷ niệm của Người để lại và học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. |
|
Chị Nguyễn Thị Luỹ đang chia sẻ với các em học sinh về những ngày Bác Hồ ở lại đây. |
Trong 19 ngày làm việc ở xóm Lài Cài, thôn Phú Đa, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất từ ngày 13/1 đến 2/2/1947, Bác đã cùng với các đồng chí cán bộ chủ chốt của Đảng và Chính phủ họp bàn, quyết định nhiều công việc quan trọng của đất nước. Tại đây, Bác viết Thư chúc Tết đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ ngày 24/1/1947, Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô ngày 27/1/1947, Thư gửi các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, tự vệ và dân quân toàn quốc... Ngoài ra, Bác đã dành thời gian sửa chữa các sách cũ để in lại và phát hành rộng rãi tuyên truyền trong toàn quân, dân về các vấn đề như: Phép dùng binh Pháp, chính trị viên, chiến thuật chiến tranh du kích.... Với gia đình cụ Khuê là chủ nhà, Tết Nguyên đán Đinh Hợi (1947) Bác viết 4 chữ Nho tặng cụ được dịch là “Cung chúc Tân Xuân”. Ban ngày Bác lo việc nước và làm vườn, ban đêm Bác ngồi viết sách.
|
Chiếc vại đựng nước của Bác còn để lại. |
|
4 chữ được dịch là "cung chúc tân xuân" Bác viết tặng cụ Khuê chủ nhà Tết Đinh Dậu 1947. |
Chỉ có 19 ngày ở và làm việc tại đây, Bác không chỉ để lại cho quân đội và nhân dân ta những đường hướng, sách lược quan trọng trong kháng chiến chống Pháp mà tình cảm, lời dặn của Người mãi đậm sâu trong các thế hệ người dân xã Cần Kiệm.
Thời gian Bác ở Cần Kiệm, ngoài cụ Khuê ra không có người dân nào biết đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Cần Kiệm vào dịp Tết Đinh Hợi, nhưng bữa ăn của Bác vẫn chỉ có cơm độn sắn. Tối 30 Tết năm đó, sau khi họp Hội đồng Chính phủ ở Quốc Oai, Bác về thẳng chùa Trầm (Chương Mỹ) để chúc Tết đồng bào cả nước qua Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi về xe bị hỏng Bác đã phải đi bộ cả đêm đến 4 giờ sáng mới về đến nhà.
|
Những cuốn sách Bác đã viết trong 19 ngày ở Cần Kiệm. |
Ông Đặng Văn Võ, Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm Thạch Thất, Hà Nội, chia sẻ: Nhà lưu niệm của Bác không chỉ là niềm tự hào mà tư tưởng, đạo đức, việc làm của Người luôn động viên Đảng bộ, chính quyền các đoàn thể ở xã Cần Kiệm phấn đấu học tập, lao động, thi đua lao động sản xuất. Kết quả đáng khích lệ là năm 2014, Cần Kiệm đã phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Ngôi Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Cần Kiệm ngày nay vẫn là vách nứa, mái lợp lá như trước kia. Gian giữa bây giờ là nơi đặt tượng Bác, đỉnh trầm, bát hương để người dân trong vùng và khách tham quan thắp hương tưởng niệm Người.
|
Chiếc chậu rửa mặt của Bác. |
|
Chiếc bàn, ghế, đèn bão để Bác làm việc và giường để Bác nằm. |
Trong căn phòng đơn sơ, đồ dùng của Bác giản dị chỉ là chiếc chậu rửa mặt, chiếc vại chứa nước, một chiếc giường tre, bàn gỗ, đèn bão, nhưng bút tích của Bác lại khá phong phú về các vấn đề nóng bỏng thời đó, cho đến ngày nay vẫn còn mang tính thời sự. Chiến tranh dù đã lùi xa nhưng tư tưởng, phong cách, đạo đức, việc làm của Người mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ Cần Kiệm nói riêng, Việt Nam nói chung học tập noi theo.