Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép

Kinhtedothi - Bộ Quốc phòng tập trung triển khai các lực lượng kiên quyết ngăn chặn và đi đến chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Đó là nội dung trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo quốc gia về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Trong thời gian qua, các bộ, ban, ngành và UBND 28 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương ven biển đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU, nhất là tập trung vào các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC).
Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ, công việc đề ra thực hiện chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị để khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của EC. Tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước trong khu vực chưa được khắc phục, một số tỉnh tiếp tục để tàu cá địa phương vi phạm, tiến độ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá chưa đạt theo quy định…
Để kiểm soát, ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng tập trung triển khai các lực lượng kiên quyết ngăn chặn và đi đến chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo lực lượng công an tăng cường công tác nắm tình hình, xử lý kịp thời, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đối với các vụ việc vi phạm có dấu hiệu môi giới, móc nối của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan theo dõi, đảm bảo việc chấp hành các quyết định xử phạt của người dân.
UBND các tỉnh, TP ven biển cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Quốc phòng theo dõi, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu cá trên biển, kịp thời trao đổi thông tin và xử lý nghiêm theo quy định các tàu cá vi phạm.
Các địa phương, nhất là các địa phương có tàu cá vi phạm, rà soát, xử lý ngay các tồn tại, đề cao tinh thần trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan khi thực hiện công tác kiểm soát, ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Về triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng để triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển kết nối đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
UBND các tỉnh, TP ven biển chịu trách nhiệm đảm bảo đúng lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định.
hó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động tổ chức các đoàn công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU tại địa phương; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU hình thức khen thưởng phù hợp đối với các trường hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời tổng hợp, báo cáo các trường hợp thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao làm chậm trễ, ảnh hưởng lớn đến công tác gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC, đề xuất hình thức xử lý thích hợp.
Các Bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, TP ven biển tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các cơ quan, lực lượng chức năng trực thuộc thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU tại đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện tại cơ sở, có hình thức xử lý kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ không đạt yêu cầu để chấn chỉnh.
Về nhiệm vụ lâu dài, để phát triển ngành thủy sản bền vững, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương ven biển tập trung tái cơ cấu ngành thuỷ sản. Trong đó, quy hoạch, xác định rõ nguồn lợi thủy - hải sản để tổ chức khai thác hợp lý; từ đó kế hoạch hóa đầu tư, phát triển hạ tầng; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi hải sản.
Đồng thời, đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là phát triển mạnh ngành nuôi trồng trên biển (xác định các mô hình, cách làm hay, phù hợp, hiệu quả).
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: gấp rút hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hà Tĩnh: gấp rút hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

14 May, 07:08 AM

Kinhtedothi - Với sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, tỉnh Hà Tĩnh đang gấp rút hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Nam Định đẩy mạnh đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Nam Định đẩy mạnh đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

14 May, 07:07 AM

Kinhtedothi - Nhằm xây dựng môi trường lao động an toàn, hạn chế tai nạn và bệnh nghề nghiệp, thời gian qua, các cấp công đoàn trong tỉnh Nam Định đã chủ động phối hợp với chính quyền, doanh nghiệp và các ngành chức năng triển khai nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), góp phần ổn định sản xuất và nâng cao đời sống người lao động.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 70%

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 70%

14 May, 07:05 AM

Kinhtedothi – Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 65 – 70% và mở rộng đối tượng tham gia BHTN.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ