Trong đó, riêng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã có hơn 2.000 đại biểu, tại các điểm cầu ở 63 tỉnh, thành phố, mỗi nơi có hơn 100 đại biểu. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, trong đó phần lớn là các DNVVN, các doanh nghiệp kinh tế tư nhân.
Hội nghị lần này được tổ chức ngay sau khi Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã thống nhất thông qua các nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. “Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp hôm nay là bước triển khai trực tiếp đầu tiên yêu cầu của Trung ương”, Bộ trưởng khẳng định.
Thứ hai, Hội nghị thống nhất đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35 đã đạt nhiều kết quả tích cực mà hơn ai hết, cộng đồng doanh nghiệp có thể cảm nhận được. Nghị quyết đã góp phần tạo dựng niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện những cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về Chính phủ kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; tác động rất lớn đến bộ máy cơ quan Nhà nước các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức. Chúng ta cũng nhận thấy rất rõ chưa bao giờ tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp lại sôi động, mạnh mẽ, có sức sống như thời gian vừa qua.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, ngay sau Hội nghị gặp măt Chính phủ với DN, trên cơ sở tiếp nhận các ý kiến cụ thể của các DN, hiệp hội và ý kiến kết luận của Thủ tướng trên tinh thần xây dựng một Chỉ thị hết sức rõ ràng mạch lạc, nhiệm vụ cụ thể, cơ quan thực hiện cụ thể, thời gian hoàn thành cụ thể, không chồng chéo, không hiểu hai nghĩa, đi thẳng vấn đề mà DN và doanh nhân quan tâm.
Đơn cử như trong Chỉ thị có nêu “nhiệm vụ Bộ KH&ĐT giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xây dựng thực hiện chương trình hành động, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sắp xếp đổi mới DNNN, phát triển kinh tế tư nhân. Khi DN đặt vấn đề phí không chính thức và phí chính thức rất cao. Phí chính thức, ví dụ các thủ tục đăng ký kinh doanh, các thủ tục giấy phép... Còn phí không chính thức rất cao, chiếm hơn 10% . Đây là nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT xây dựng một đề án và các nhiệm vụ cụ thể, để giảm phí chính thức, không chính thức cho doanh nghiệp. Ngay với nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT, tôi đã nói là rất cần có cơ chế chính sách để khuyến khích 4,9 triệu kinh doanh cá thể, trở thành doanh nghiệp”, Bộ trưởng thông tin. Ngay cả Bộ trưởng Bộ TN&MT tới đây phải nghiên cứu giúp Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa Luật Đất đai. Nhiệm vụ Bộ Tài chính cũng nhiều, vấn đề thủ tục thuế hải quan, kê khai thuế điện tử, giảm thời gian chi phí, rất nhiều… Đây là các việc cụ thể, sau này sẽ được công bố công khai.
Nói thêm về Chỉ thi 20 vừa được Thủ tướng kí trong Hội nghị, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, quan điểm của Chỉ thị là trong 1 năm không thanh tra doanh nghiệp quá một lần hoặc kiểm toán quá 1 lần. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố là đầu năm phải phê duyệt kế hoạch thanh tra. Đây là thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch. Ví dụ như cơ quan công an là thẩm quyền liên quan đến phòng cháy nổ, Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan đến môi trường, Cục thuế, hải quan liên quan đến cơ quan thuế… Do vậy, thanh tra tỉnh,thành phố chủ trì, tiếp nhận toàn bộ những đề xuất của thanh tra của các sở, ngành chuyên ngành để xây dựng một kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt. Hằng năm Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch thanh tra của các doanh nghiệp trong phạm vi địa bàn, thẩm quyền của Chủ tịch tỉnh quản lý.
Khi các cơ quan phát hiện có sự thanh kiểm tra chồng chéo, lúc đó yêu cầu cơ quan đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền là Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giải quyết, nếu không thì doanh nghiệp kiến nghị lên các cơ quan cao hơn. Khi các cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu trong Chỉ thị của Thủ tướng, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Nếu cố tình, nếu biết mà vẫn để cơ quan thanh tra, kiểm tra chồng chéo thì người đứng đầu địa phương đó sẽ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Nếu vi phạm pháp luật sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Về chấn chỉnh lại đội ngũ công chức khi mà doanh nghiệp nói vấn đề “trên thì nóng, dưới thì còn lạnh”, thậm chí còn đóng băng. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành phải cởi trói nhưng ở một nơi nào đó lại thắt lại, trói lại. Ngay cả vấn đề nhận thức, quan điểm, chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, công vụ... trong Chỉ thị cũng nêu rõ là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là gì: Cán bộ ở cương vị trên phải có biện pháp mạnh, kể cả cách chức, buộc thôi việc, luân chuyển, thuyên chuyển... Trong Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ đã có cái này. Vậy tiếp tục giao cho bộ, ngành, địa phương quản lý cán bộ công chức theo hướng đó.