Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chánh án TAND Hà Nội: Giải quyết tốt những vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng

Đạt Lê
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - TAND hai cấp TP Hà Nội đã tập trung giải quyết tốt các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng đã thụ lý, việc xét xử nghiêm minh, kịp thời các vụ án tham nhũng đã đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị...

Đó là thông tin được ông Nguyễn Hữu Chính – Chánh án TAND TP Hà Nội báo cáo tại Kỳ họp thứ ba, HĐND TP Hà Nội khóa XV.
Án hình sự gia tăng
Theo đó, trong năm qua, TAND hai cấp TP Hà Nội triển khai các nhiệm vụ công tác trong bối cảnh tình hình tội phạm tuy được kiềm chế nhưng vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp; các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, khiếu kiện hành chính có giảm nhưng các tranh chấp hôn nhân gia đình và tranh chấp lao động tiếp tục gia tăng, số lượng các trường hợp đề nghị Tòa án xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành chính cũng tăng nhiều hơn so với năm 2015.
Được sự quan tâm chỉ đạo và tạo các điều kiện thuận lợi của các cấp, với sự nỗ lực của cán bộ, công chức nên các mặt công tác của TAND hai cấp TP Hà Nội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và sự phát triển của Thủ đô.
 Ông Nguyễn Hữu Chính – Chánh án TAND TP Hà Nội.
Từ ngày 01/10/2015 -  30/9/2016, TAND hai cấp TP Hà Nội đã thụ lý 28.747 vụ, tăng 1.617 vụ so với năm 2015; đã giải quyết 27.675 vụ, tăng 1.553 vụ, đạt tỷ lệ 96,27%. Số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Về công tác giải quyết, xét xử án hình sự: Tổng số án hình sự đã thụ lý 9.069 vụ/14.835 bị cáo, tăng 182 vụ so với năm 2015; đã giải quyết 8.981 vụ/14.503 bị cáo, tăng 265 vụ, đạt tỷ lệ giải quyết 99%; Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 7.753 vụ/13.156 bị cáo; đã giải quyết xét xử 7.686 vụ/12.852 bị cáo. Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 1.316 vụ/1.679 bị cáo; đã giải quyết 1.295 vụ/1.651 bị cáo...
Đã phối hợp chặt chẽ với VKS và Cơ quan điều tra trong quá trình tiến hành tố tụng, hạn chế việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ của pháp luật. Tòa án hai cấp đã trả hồ sơ điều tra bổ sung 1.015 vụ, giảm 1.220 vụ so với năm 2015, trong đó, VKS chấp nhận 879 vụ, không chấp nhận 90 vụ, còn lại 46 vụ chưa giải quyết.
TAND hai cấp Hà Nội tích cực tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử lưu động và án điểm. Phối hợp với các cơ quan tố tụng và chính quyền các địa phương xét xử 793 vụ án điểm và xét xử lưu động 1.663 vụ tại các xã, phường, thị trấn, tại các trường Đại học,…
Công tác tác thi hành án hình sự: hai cấp đã ra 10.604 quyết định thi hành án hình sự đối với người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, dạt 96%. Tổ chức thi hành án tử hình đối với các trường hợp đủ điều kiện đàm bào an toàn đúng pháp luật. Việc ra quyết định thi hành án hình sự đảm bảo kịp thời, đúng hạn luật định; việc hoãn tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt lù có căn cư đúng quy định của pháp luật... Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trong năm 2016 TAND hai cấp TP Hà Nội đã nhận được 686 đơn thư khiếu nại, tố cáo theo pháp luật tố tụng hình sự, dân sự và hành chính (giảm hơn 187 đơn so với cùng kỳ). Các đơn tiếp nhận, phân loại và tập trung xử lý trong thời hạn luật định…
Không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm
Năm 2016 hai cấp TAND TP Hà Nội đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu công tác chuyên môn. Các loại án đã giải quyết với tỷ lệ cao với 93,6%. Chất lượng giải quyết xét xử các loại vụ án tiếp tục nâng cao. Hai cấp TAND TP đã thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách tư pháp và các Nghị quyết số 37/2012/QH13, Nghị quyết số 63/2013/QH ngày 27/11/2013, Nghị quyết số 96/2015/QH13 và Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội về công tác tư pháp, phòng chống tội phạm và oan sai. Không để xảy ra việc xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm.
Tòa án hai cấp đã tập trung giải quyết tốt các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, đã giải quyết 29 vụ - 120 bị cáo/32 vụ - 133 bị cáo đã thụ lý, việc xét xử nghiêm minh, kịp thời các vụ án tham nhũng đã đáp ứng yêu cẩu đẩu tranh phòng chống tội phạm và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị. Trong đó, có nhiều vụ án lớn, phức tạp được dư luận quan tâm như vụ án: Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (xảy ra tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội); vụ án tham nhũng xảy ra tội Tổng công ty đường sắt Việt Nam...; Tổ chức tốt công tác xét xử án điểm, án lưu động, các đơn vị đều hoàn thành vượt chỉ tiêu thành phố giao, góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong Nhân dân và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị địa phương.
Tòa án đã tập trung làm tốt công tác hòa giải, công tác đối thoại trọng quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hành chính. Đã tiến hành hòa giải thành 10.573 vụ chiếm tỷ lệ 58,8% số án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động đã giải quyết, tăng 724 vụ so với năm 2015; Công tác phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan tố tụng như công an, VKS và những cơ quan hữu quan khác được thực hiện tốt trên cơ sở pháp luật và các quy chế phối hợp liên ngành đã góp phần quan trọng trong kết quả công tác của Tòa án.
Về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Nguyễn Hữu Chính – Chánh án TAND Hà Nội cho biết: Trong bối cảnh tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính có chiều hướng gia tăng, năm 2017 và những năm tiếp theo, hai cấp TAND TP hai cấp Hà Nội phấn đấu thực hiện tốt các phương hướng nhiệm vụ trọng tâm sau:
Quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyếi và các văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc lân thứ XII của Đảng và Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ TP Hà Nội; Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác cải cách tư pháp và phòng, chống tội phạm. Tăng cường công tác giáo dục chính trị. Tiếp tục thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Tiếp tục triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT7TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kết hợp với thực hiện cuộc vận động “Nâng cao phẩm chất chính trị phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành TAND với phong trào thi đua "Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư" với phương châm "Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”.
Đẩy nhanh liền độ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án; thực hiện tốt việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử theo quy định pháp luật; Không để xảy ra kết án oan người không có tội hoặc bỏ lột tội phạm; Tập trung mọi nỗ lực giải quyết tốt các vụ án lớn, trọng điểm, các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị. Hoàn thành chỉ tiêu xét xử lưu động.
Tăng cường công tác hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự, đối thoại trong các vụ án hành chính. Kiểm tra, rà soát và giải quyết dứt điểm các vụ án quá thời hạn; thường xuyên kiểm tra các vụ án tạm đình chỉ, có biện pháp đôn đốc, giải quyết đối với các vụ án tạm đình chỉ khi lý do tạm đình chỉ không còn. Hạn chế thấp nhất tình trạng án bị hủy, sửa, các vụ án tuyên không rõ ràng do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Trước mắt, giải quyết tốt các vụ án được Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng quan tâm thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP Hà Nội trong quý IV/ 2016 và quý I/2017...
Thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn, bổi duỡng chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức xà hội, nâng cao trình độ cho thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên, hội thẩm Nhân dân. Tiếp tục cải tiến phương thức quản lý theo hướng phân công, phân cấp hợp lý, xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong công tác đôi với từng cấp Tòa án, từng bộ phận trong cơ quan, đơn vị. Đổi mới thủ tục hành chính tư pháp nhằm đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động cùa Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi giải quyết công việc tại Tòa án.
Xây dựng, củng cố và hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Tòa án; tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án và hoạt động quản lý.