Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chỉ giao, cấp đất cho các dự án khả thi

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 13/11, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã phản biện xã hội với Dự thảo Nghị quyết về “Danh mục dự án thu hồi đất; danh mục dự án (DA), công trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất (SDĐ) lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2016 trên địa bàn thuộc thẩm quyền của HĐND TP”.

Theo Dự thảo Nghị quyết, năm 2016, TP dự kiến trình HĐND TP quyết nghị bổ sung danh mục  DA thu hồi đất 95 DA với diện tích 413ha; 38 DA chuyển đổi mục đích đất trồng lúa với diện tích hơn 92ha. Thông qua 720 công trình,  DA thu hồi đất với diện tích 1.776ha và 462 công trình,  DA chuyển đổi mục đích trồng lúa, rừng phòng hộ với diện tích 946 ha.
Các đại biểu góp ý vào dự thảo Kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2016 và những năm tới. Ảnh: Anh Quý
Các đại biểu góp ý vào dự thảo Kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2016 và những năm tới. Ảnh: Anh Quý
Cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết, các đại biểu băn khoăn, theo kế hoạch tổng cộng diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2016 tăng khoảng gần 30% so năm 2015, trong kết quả thực hiện đạt thấp so với KH (theo báo cáo của Sở TN&MT, kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất của TP năm 2015 đạt trên 50% kế hoạch). Nguyên Phó Chủ tịch MTTQ TP Phạm Ngọc Thảo nêu vấn đề, trong danh mục các  DA thu hồi đất có nhiều DA ngoài ngân sách sử dụng vào mục đích thương mại, xây dựng nhà ở, văn phòng đã được phê duyệt từ lâu chưa thực hiện nhưng lại tiếp tục được đưa vào trong năm tới. “Đây là những công trình DA xí phần đất để đấy, do chủ đầu tư thiếu năng lực, vốn triển khai, khiến dân phản ứng, bức xúc. TP cần có giải pháp xử lý, cần loại bỏ và thay vào đó, chỉ cấp, giao đất cho các DA đủ năng lực khả thi và có chế tài buộc chủ đầu tư đó phải cảm kết thực hiện theo quy định của luật”, ông Thảo kiến nghị.

 Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng (nguyên hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng), hiện rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước, trong khi, tỷ lệ đất rừng của TP còn rất ít. Theo danh mục, năm 2016 huyện Sóc Sơn có 7 DA chuyển đổi mục đích rừng phòng hộ với diện tích hơn 43ha, trong đó có những DA cần xem xét. “Có nhất thiết lấy đất rừng để triển khai các  DA làm trụ sở Ban chỉ huy quân sự huyện, khu du lịch sinh thái. Nếu mỗi năm chúng ta xén một ít thì làm gì còn rừng”, GS Phạm Ngọc Đăng băn khoăn. Nguyên Chủ tịch MTTQ TP Phạm Xuân Hằng cũng đề nghị, Dự thảo cần làm rõ việc thu hồi, sử dụng đất lúa, đất rừng làm gì. Ngoài ra, làm rõ có bao nhiêu DA, bao nhiêu đất phải đền bù cho dân, tính khả thi đến đâu để từ đó, có giải pháp, bồi thường, đền bù thu hồi đất, nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp, đời sống việc làm của người dân, tránh tình trạng, khiếu kiện của người dân  khi  triển khai các DA…

 Lý giải về những nội dung trên, Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Minh Mười cho biết, TP bảo đảm 92.000 ha diện tích đất  trồng lúa và tới đây cho cắm mốc chỉ giới. Đối với đất xây dựng trụ sở cho công an, quân sự địa phương là căn cứ theo quy hoạch đất sử dụng phục vụ an ninh quốc phòng và do ngành chủ quản (Công an, quân đội) thiết lập, triển khai…