Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chỉ số cầu nhân lực trực tuyến trong quý 3 tăng 11,4%

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo báo cáo công bố ngày 4/10 của VietnamWorks.com, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến trong quý 3 đã tăng 11,4% so với quý 2.

KTĐT - Theo báo cáo công bố ngày 4/10 của VietnamWorks.com-nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến trong quý 3 đã tăng 11,4% so với quý 2.

Thị trường lao động trực tuyến trong quý 3/2009 tiếp tục có dấu hiệu hồi phục nhờ chỉ số cầu nhân lực trực tuyến đang gia tăng.

Theo báo cáo công bố ngày 4/10 của VietnamWorks.com-nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến trong quý 3 đã tăng 11,4% so với quý 2.

Báo cáo cũng cho biết có tới 24 trong tổng số 50 ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực trực tuyến tăng và chỉ có 5 ngành nghề có chỉ số này giảm. Nông-lâm nghiệp là ngành có chỉ số cầu nhân lực trực tuyến tăng cao nhất, gấp 2 lần chỉ số của quý trước đó.

Trong khi chỉ số cầu nhân lực trực tuyến tăng thì cung nhân lực trực tuyến trong quý 3 lại giảm 2,8% so với quý 2. Trong 50 ngành nghề, chỉ có 7 ngành nghề có chỉ số cung nhân lực trực tuyến tăng. Sự biến động ngược chiều này đã giúp thu hẹp khoảng cách cung-cầu nhân lực và giảm bớt áp lực đối với người tìm việc.

Ông Chris Harvey, Tổng giám đốc VietnamWorks.com, cho rằng việc nền kinh tế bắt đầu phục hồi và các công ty đang chuyển dần sang trạng thái phát triển đã giúp thị trường lao động nóng dần lên với nhiều hoạt động tuyển dụng.

Cùng với xu hướng gia tăng chỉ số cầu nhân lực trực tuyến, thị trường lao động trong quý vừa qua đã xuất hiện xu hướng mới trong tuyển dụng nhân sự người nước ngoài cho các vị trí quản lý, đó là “tuyển nhân sự quốc tế với giá địa phương”.

Kinh tế thế giới suy thoái khiến lượng người nước ngoài và Việt kiều về Việt Nam tìm việc ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực người nước ngoài cho các vị trí quản lý cấp cao không nhiều và hiện chỉ số cung vẫn cao hơn chỉ số cầu.

Dù khoảng cách cung-cầu nhân lực đã được thu hẹp, song chỉ số cạnh tranh nhân lực trong quý 3 không thay đổi so với quý 2.

Hành chính, thư ký, xuất nhập khẩu, nhân sự, dịch vụ khách hàng và biên-phiên dịch tiếp tục là những công việc có mức cạnh tranh gay gắt nhất. Điều này cho thấy người tìm việc vẫn khó có thể tìm được công việc phù hợp trong thời gian này.

Tuy nhiên theo ông Chris Harvey, chính sự cạnh tranh này là động lực thúc đẩy người lao động tăng cường học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn./.