Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chơi với chó giúp trẻ tự kỷ giảm căng thẳng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Psychoneuro endocrinology này cũng cho thấy những con chó có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội.

KTĐT - Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Psychoneuro endocrinology này cũng cho thấy những con chó có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội. Một trong những lĩnh vực mà nhiều trẻ tự kỷ thất khó khăn là khi chúng phải nỗ lực để hiểu cảm xúc và tâm trạng của người khác.

Từ xa xưa, chó được xem là người bạn tốt nhất của con người nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy chúng có thể giúp những trẻ mắc chứng rối loạn phát triển.

Các nhà nghiên cứu của ĐH Montreal, phát hiện ra rằng việc huấn luyện chó giúp giảm mức độ lo lắng ở trẻ tự kỷ.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Psychoneuro endocrinology này cũng cho thấy những con chó có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội. Một trong những lĩnh vực mà nhiều trẻ tự kỷ thất khó khăn là khi chúng phải nỗ lực để hiểu cảm xúc và tâm trạng của người khác.

Thật khó để cung cấp một phương pháp đơn giản nào đó giúp trẻ và gia đình trẻ ứng phó được với những thách thức của căn bệnh này.

Tác giả nghiên cứu, BS Sonia Lupien, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng những con chó rõ ràng tác động rất tốt tới nồng độ hoóc-môn stress trong cơ thể trẻ. Có thể nói tác động của nó rất ấn tượng, chưa từng gặp so với thời điểm trước đó”.

Cortisol là hóc-môn mà được sản xuất để tạo phản ứng căng thẳng và có thể phát hiện nó qua nước bọt. Đỉnh của nó thường kéo dài nửa tiếng sau khi ngủ dậy, được gọi là phản ứng đánh thức cortisol (CAR) và sẽ giảm dần trong ngày.

BS Lupien cho biết: “Chúng tôi đã dùng nó để xác định mức độ ảnh hưởng của việc chơi với chó lên mức độ stress của trẻ trong 3 thời điểm: trước, trong khi chơi với chó và sau khi đưa chó đi”.

Trong quá trình thử nghiệm, các bậc phụ huynh sẽ trả lời bảng hỏi về hành vi của trẻ trước, trong và sau khi làm quen với chó. Trung bình, các bậc cha mẹ đếm được 33 hành vi khó hiểu trước khi tiếp xúc với cho và khi tiếp xúc với vật nuôi, số hành vi này chỉ còn 25.

BS Lupien kết luận: “Trẻ sẽ tập trung, chú ý hơn khi chơi với chó”.