Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán 9/11: Tiền vào rộn ràng, một mã bán lẻ tăng 90% trong 6 tháng

Hương Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thanh khoản thị trường hôm nay tăng vọt, tuy nhiên, chỉ số lại chỉ nhích nhẹ do áp lực bán từ khối ngoại. Mặc cho diễn biến trồi sụt lên xuống của thị trường, một cổ phiếu bán lẻ vẫn tăng đều 90% sau 6 tháng.

Nhóm cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng kéo thị trường

Trong phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng không còn đồng loạt tăng giá như phiên chiều qua. Đà tăng nhóm này có phần hạ nhiệt, thậm chí một số mã đi xuống khiến thị trường không thể tăng mạnh hơn. Đó là VCB (-1,79%), VPB (-1,72%) và ACB (-1%)... Các mã này cũng chính là cổ phiếu kéo chỉ số.

Nhóm cổ phiếu bất động sản trở thành nhóm hỗ trợ mạnh cho thị trường. 6 mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VN-Index thì nhóm này góp mặt 4 mã; trong đó, tác động mạnh nhất là VIC; tiếp đến là VHM. 2 mã còn lại của ngành này là NVL và VRE. Không những thế, tại nhóm bất động sản, một số mã tăng kịch trần như DRH, DXS, PDR.

Chứng khoán 9/11: Tiền vào rộn ràng, một mã bán lẻ tăng 90% trong 6 tháng - Ảnh 1

Không đua nhau tăng kịch trần như hôm qua nhưng hôm nay, nhóm cổ phiếu chứng khoán hầu hết vẫn hiện sắc xanh: SSI tăng 1,82%, VND tăng 2,56%, FTS tăng 2,17%, BSI tăng 5,03%, AGR tăng 3,46%. Thậm chí VIX còn tăng trần từ phiên sáng và giữ vững mức tăng trần đến cuối phiên. 

Nhóm sản xuất cũng diễn biến không mấy tích cực, nhất là ở cổ phiếu vốn hoá lớn. Cụ thể, HPG giảm 0,93%, VNM giảm 0,98%, MSN giảm 1,57%, SAB giảm 1,84%. Với các mã vốn hoá nhỏ hơn, số cổ phiếu tăng - giảm - đứng giá tham chiếu khá đều.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ phân hoá: POW tăng 0,43%, GAS và PGV cùng đứng giá tham chiếu còn PLX giảm 0,73%; VJC giảm mạnh 4,07% trong khi HVN tăng 2,29%; MWG và FRT lần lượt có thêm 1,77% và 4,5% giá trị còn PNJ lại giảm 0,65%.

Kết phiên, VN-Index tăng nhẹ 0,43 điểm lên 1.113,89 điểm. Thanh khoản vượt mức 22.000 tỷ đồng

Trái ngược với diễn biến của thị trường, khối ngoại hôm nay bán ròng mạnh hơn 800 tỷ, chủ yếu tập trung vào cổ phiếu blue ship. VHM là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với hơn 285 tỷ, tiếp đến là VCB 143 tỷ, VNM 102 tỷ... Ở chiều ngược lại, khối ngoại gom DGC 72 tỷ, KBC 45 tỷ, NKG 44 tỷ...

Một cổ phiếu bán lẻ tăng ngoạn mục, vượt mốc 100.000/cp

Cổ phiếu FRT của FPT Retail đang cho thấy sự bứt phá ngoạn mục so với nhiều cổ phiếu khác trong mảng bán lẻ. Kể từ đầu năm, cổ phiếu FRT vẫn ngược dòng tăng mạnh với mức tăng ổn định gần 70% bất chấp thị trường có diễn biến trồi sụt.

FRT tăng bất chấp thị trường trồi sụt. Nguồn: Nguoiquansat
FRT tăng bất chấp thị trường trồi sụt. Nguồn: Nguoiquansat

Cổ phiếu FRT của FPT Retail hiện đang

Được Dragon Capital để ý giải ngân. Nhóm quỹ ngoại liên tục mua thêm cổ phần từ khoảng 10,77 triệu cổ phiếu hôm 14/9 lên mức 13,4 triệu cổ phiếu ngày 26/10, tương đương tỷ lệ sở hữu tăng từ 7,91% lên hơn 10% ở hiện tại.

Động thái mua ròng hàng triệu cổ phiếu của Dragon Capital đang giúp cổ phiếu FRT vẫn tăng mạnh trong bối cảnh thị trường chung lao dốc. Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/11, thậm chí cổ phiếu này còn tăng hơn 4% lên mức 104.500 đồng/cp, tương ứng tăng 90% chỉ sau 6 tháng. Theo đó, đã ghi nhận mức cao nhất kể từ khi niêm yết. Vốn hóa của FRT hiện nay đạt hơn 14.237 tỷ đồng.

Tiềm năng tăng trưởng của chuỗi nhà thuốc Long Châu thuộc FRT là một trong những yếu tố giúp công ty này thu hút vốn ngoại. Các cửa hàng vẫn duy trì được mức doanh thu trung bình/nhà thuốc/tháng ở mức gần 1,1 tỷ đồng. Doanh thu chuỗi dược phẩm này đóng góp lớn nhất cho FPT Retail với gần 4.200 tỷ đồng, tăng trưởng 64% trong quý III.