Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán cả hai sàn cùng giảm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Sáng nay người mua đã giành lại sự chủ động, đặc biệt là khi rất nhiều cổ phiếu tiếp tục giảm thêm 5-7% nữa. Hôm qua việc bắt đáy có phần bất ngờ trước tình trạng sụt giá quá mạnh không lường trước được. Hôm nay việc bắt đáy đã được xác định ở mức giá cân nhắc.

Phiên giao dịch ngày 22/8, thị trường tiếp tục chứng kiến áp lực xả bán từ giới đầu tư, tuy nhiên đà  lao dốc trong phiên hôm nay đã chững lại. Dòng tiền lớn kiên trì thẩm thấu khối lượng lớn cổ phiếu “giá rẻ”, giúp các chỉ số trên hai sàn niêm yết  rút ngắn đà rơi.

Giá trị khớp lệnh sáng nay thấp hơn phiên hôm qua một chút, nhưng khối lượng khớp lại tăng do giá giảm thêm khá nhiều. HSX đạt 719,9 tỷ đồng và HNX đạt 344,8 tỷ đồng. Mức giao dịch trên 1.000 tỷ đồng riêng trong buổi sáng là rất tích cực nếu nhìn từ sự chủ động bắt đáy của người cầm tiền.

Hôm qua, thanh khoản trong buổi sáng tăng mạnh một phần là do người mua bị “đánh úp” nhanh lúc đầu phiên và hoạt động bắt đáy hầu như chỉ diễn ra trong nửa đầu phiên. Toàn bộ thời gian sau đó lẫn phiên buổi chiều, giao dịch gần như đóng băng do người mua triệt thoái lực lượng, nhường thị trường cho người bán.

Thanh khoản trên cả hai sàn sáng nay 22/8 đạt 135 triệu đơn vị, giá trị dòng tiền tương ứng đổ về thị trường trong phiên trên 1.587 tỷ đồng.

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, cổ phiếu ACB vẫn bị bán ở mức giá sàn 22.500 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên một vài mã trong rổ tính HNX30 đã lấy lại được đà tăng như AAA, PVI, TH1 và số mã giảm sàn rút xuống còn 12 mã.

Chứng khoán cả hai sàn cùng giảm - Ảnh 1

Hình minh họa.

Dao động giá trong buổi sáng rất mạnh do ảnh hưởng cả hai chiều: người mua bắt đáy mạnh đẩy giá lên, đồng thời kích thích một lượng hàng mới tranh thủ bán ra giá tốt. Nhìn tổng thể thị trường qua các Index thì người mua vẫn chưa giành được thắng lợi, nhưng ở từng cổ phiếu cụ thể, sự phân hóa là rõ ràng.

Điều này không có gì khó hiểu, vì trong tình cảnh rơi sàn hàng loạt, người mua có điều kiện lựa chọn cổ phiếu rất dễ dàng. Khi nguồn lực có hạn và lại được chọn lựa, dòng tiền thường tập trung trước hết vào các cổ phiếu được coi là triển vọng, trong khi né tránh các cổ phiếu rủi ro cao.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số HNX-Index giảm tới 2,3 điểm (-3,44%) và xuống mức 64,65 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 61 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 535 tỷ đồng.

Chỉ số HNX30 giảm 5,27 điểm (-4,15%) và xuống mức 121,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 39 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 364,5 tỷ đồng.

Xung đột về lực cầu bắt đáy và lực cung cắt lỗ không cân bằng ở tổng thể thị trường cũng như ở cá biệt nhiều cổ phiếu. Dao động phục hồi sau đó suy yếu trở lại là bình thường, vì “cầm máu” được sau những biến cố chấn động như hôm qua cũng đã là một thành công.

VN-Index tạm nghỉ giảm 1,43% với 74 mã sàn và 103 mã giảm giá. HNX-Index giảm 3,15% với 63 mã sàn và 99 mã giảm. Biến động của độ rộng trong buổi sáng từ rất tiêu cực chuyển sang bớt tiêu cực phản ánh đúng tính chât của phiên giao dịch. Hiệu quả của hoạt động bắt đáy đã đẩy nhiều cổ phiếu thoát khỏi giá sàn, thậm chí kéo xanh nhiều mã khác ( 44 mã trên HNX và 57 mã trên HSX).

VN-Index thực tế cũng đã cao hơn mức thấp nhất khoảng 1,66% nhờ nhóm VN30 làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ. Ngược lại HNX-Index chỉ cao hơn được 0,48% do ảnh hưởng lớn của ACB, còn khá nhiều cổ phiếu lớn khác đã được đẩy lên khỏi mức sàn khá nhiều như BVS, KLS, PGS, VCG, VND, thậm chí PVI, PVS còn tăng giá.