Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán ồ ạt xả hàng, cả hai sàn đều mất điểm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần ( 26/10), đà “xả hàng” từ tuần trước vẫn tiếp tục diễn ra. Hầu hết các mã cổ phiếu (CP)Blue-chip đều xuống giá mạnh, điều này khiến chỉ số VN-Index giảm 6,34 điểm và về gần ngưỡng 600 điểm.

KTĐT - Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần ( 26/10), đà “xả hàng” từ tuần trước vẫn tiếp tục diễn ra. Hầu hết các mã  cổ phiếu (CP)Blue-chip đều xuống giá mạnh, điều này khiến chỉ số  VN-Index giảm 6,34 điểm và về gần ngưỡng 600 điểm.

Trong phiên giao dịch này, hầu hết các mã CP lớn đều đua nhau giảm giá như VCB giảm 1.500 đồng xuống 55.000 đồng/cổ phiếu, STB giảm 200 đồng xuống 32.800 đồng/cổ phiếu, SSI giảm 2.000 đồng xuống tròn 100.000 đồng/cổ phiếu... thậm chí CP ITA còn giảm sàn 2.400 đồng/cổ phiếu. Mặc dù áp lực bán ra lớn nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn tin vào sự phát triển về trung và dài hạn của thị trường nên khối lượng giao dịch duy trì ở mức cao. Toàn thị trường có trên 86 triệu CP, trị giá gần 4.200 tỷ đồng được giao dịch thành công. Kết thúc phiên giao dịch, toàn sàn có 139 mã giảm giá (67 mã giảm sàn), 32 mã tăng giá (15 mã tăng trần), còn lại 12 mã đứng giá tham chiếu. Tại sàn giao dịch Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng giảm 4,5 điểm, về mức 209,77 điểm và có 41,8 triệu CP, tương ứng 1.950 tỉ đồng được chuyển nhượng. Toàn sàn ghi nhận có 27 mã tăng giá, 6 mã đứng giá và 194 mã giảm giá. Trong 194 mã giảm giá, có rất nhiều mã giảm sàn, thậm chí nhiều CP trụ cột giảm khá mạnh, như: ACB giảm 1.600 đ/CP, PVI và PVS giảm lần lượt 1.400 đ/CP và 1.500 đ/CP, VCG giảm 2.000 đ/CP còn SHB giảm 700 đ/CP…

Khối ngoại trong phiên giao dịch này đã giảm mạnh giao dịch, nhưng giảm tương ứng cả mua và bán nên lượng mua ròng không có biến động đáng kể, giao dịch vẫn khá cân bằng. Phiên này, khối ngoại mua vào 2.426.830 CP, trị giá 143,518 tỷ đồng, bán ra 2.130.380 CP, giá trị là 138,850 tỷ đồng. Như vậy khối ngoại đã mua ròng 296.450 chứng khoán với giá trị 4,6 tỷ đồng. Trên sàn Hà Nội, họ mua vào 43 mã với tổng khối lượng đạt 703.500 CP , tương đương giá trị đạt hơn 38,4 tỷ đồng. Trong khi đó họ bán ra 45 mã, với tổng khối lượng đạt 630.900 CP, giá trị đạt hơn 34,9 tỷ đồng.

Theo nhận định của Công ty chứng khoán FPTS: Nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm là bởi sau 3  tuần tăng điểm thì hầu hết CP  đã tạo dựng mặt bằng giá mới cao hơn mặt bằng trước đó. Điều đó khiến không ít nhà đầu tư có lợi nhuận lớn và họ xả hàng. Hơn nữa, công cụ đòn bẩy tài chính được nhà đầu tư sử dụng khá phổ biến trong thời gian qua giúp tỉ suất sinh lời càng cao khiến áp lực chốt lãi càng mạnh. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thị trường trong thời gian vừa qua cũng có yếu tố không bền vững, có khá nhiều CP tăng giá rất mạnh nhưng lại có rất ít thông tin có thể lý giải được vì sao CP đó tăng điểm. Điều đó cho thấy có khá nhiều CP có hiện tượng được nhà đầu tư làm giá nên khi những CP này đã đạt lợi nhuận kỳ vọng thì CP đó sẽ tự trở lại giá trị thật.

Theo FPTS, trong một vài phiên giao dịch tới, thị trường sẽ tiếp tục có những phiên xả hàng lớn, tuy nhiên các thông tin vĩ mô vẫn tương đối tích cực nên cũng chỉ là điều chỉnh chứ không bước vào đợt suy giảm như trước đây. Đồng tình với ý kiến trên, ông Trần Duy Hưng - Tổng giám đốc công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa khẳng định sẽ ổn định điều hành chính sách tiền tệ, theo đó từ nay đến những tháng đầu năm sau sẽ không thay đổi lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc đối với hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy từ nay đến cuối năm, nếu Chính phủ không điều chỉnh các chính sách tiền tệ, tài khóa thì thị trường chứng khoán không thể giảm và nhiều khả năng thị trường sẽ sớm tích cực trở lại.