Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán phiên 8/2: Nhóm bluchip làm thị trường nổi sóng lớn

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chỉ có 1 phiên tăng điểm ngày 7/2, sang phiên sáng nay những tưởng thị trường được tiếp đà. Nhưng mọi chuyện không như mong đợi, nhà đầu tư một lần nữa thót tim nhìn tiền rơi.

Phiên sáng “sóng” mạnh

Phiên ngày 7/2 và sáng 8/2, nhà đầu tư phấn khởi khi dòng tiền đổ vào các mã có vốn hóa lớn trên thị trường, trong đó có các mã ngân hàng khiến cho VN-Index có lúc tăng đến 30 điểm, nhưng rồi vẫn đảo chiều giảm mạnh mất hơn 12 điểm và đóng cửa trong sắc đỏ.

Cũng chính nhóm cổ phiếu này một lần nữa kéo VN-Index giảm điểm ngay khi bước vào giao dịch khớp lệnh phiên chiều. Cụ thể, giảm mạnh như: KDC, VCB, CTG, SAB, GAS, PLX, VNM, ROS, SSI, BVH… Trong đó, KDC có lúc giảm mạnh xuống dưới giá sàn. Các mã bluchip, chỉ có BID, VJC, HDB, MSN, HPG tăng giá, còn lại là giảm.
 Thêm một phiên chứng khoán lao dốc. Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Nhiều phiên gần đây, mặc dù giảm giá nhưng SBT vẫn là mã có khối lượng lớn. Sáng nay cũng không ngoại lệ, SBT đã có 3,2 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng giá lại giảm 1,5% xuống còn 16.850 đồng/cổ phiếu. Mã SSI cũng là đơn vị khớp lệnh lớn đạt 1,5 triệu đơn vị, và giá giảm đến 3% xuống còn 32.000 đồng/cổ phiếu. Mã HSG cũng khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị, và giá giảm 3,3% xuống còn 23.450 đồng/cổ phiếu. Mã NVL khớp 2,26 triệu đơn vị, giảm giá 0,6% xuống còn 80.200 đồng/cổ phiếu…

BID, MSN, VJC, HPG thì cũng chỉ còn DHG giữ được màu xanh, còn lại cũng đều giảm điểm, trong đó một số mã khớp lệnh tương đối tốt như SBT có 3,2 triệu đơn vị, giảm 1,5% xuống 16.850 đồng/cổ phiếu; NVL khớp 2,26 triệu đơn vị, giảm 0,6% xuống 80.200 đồng/cổ phiếu; SSI khớp 1,5 triệu đơn vị, giảm 3% xuống 32.000 đồng/cổ phiếu; HSG khớp 1,05 triệu đơn vị, giảm 3,3% xuống 23.450 đồng/cổ phiếu…

Nhóm cổ phiếu thị trường cũng chỉ có số ít tăng giá như AMD, FLC, DXG, HHS, còn số mã giảm giá lớn hơn, đó là HAG, HNG, SCR, HQC, KSA, QCG, ITA … Trong đó, HAG và HNG đua nhau giảm sàn ở mức 6.620 đồng và 6.700 đồng/cổ phiếu. Giảm sàn, nhưng HAG lại có mức khớp lệnh cao nhất sàn với trên 12,6 triệu đơn vị.

Cổ phiếu nữa đáng chú ý đó là, PVD đã có 3 phiên liên tiếp giảm mạnh, trong đó có 2 phiên giảm sàn thì sáng ngày 8/2 vẫn bị bán với mức giá sàn, giảm tới 6,8% xuống còn 20.500 đồng/cổ phiếu.
Lực bán ngày càng gia tăng mạnh với 480 triệu đơn vị tung ra thị trường, còn nhà đầu tư vẫn thận trọng lo ngại đà giảm nối dài thêm. Sự thận trọng của nhà đầu tư đã làm cho phiên giao dịch sáng ảm đạm cả về khối lượng và giá trị giao dịch, còn VN-Index đóng cửa giảm 12,73 điểm, tương đương với giảm 1,22% điểm, về mức hơn 1.027,8 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 96 triệu cổ phiếu, với giá trị khớp lệnh đạt gần 1.208 tỷ đồng, giảm 33,5% về khối lượng và trên 40% về giá trị so với sáng ngày 7/2.

Phiên chiều mất điểm vẫn do “ông” lớn

Sang đến phiêu chiều, nối dài đà giảm phiên sáng, các mã lớn tiếp tục dẫn dắt thị trường. Nhóm ngân hàng đi VN-Index bật tăng, nhưng ngọn lửa cũng chỉ le lói trong đêm đông.

Một trong những biến cố lớn nhất của phiên chiều chính là mã đôi HNG và HAG là của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai và Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai do Công ty mẹ chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán của 2 năm 2015-2016, bị sàn HOSE nhắc nhở.

Những thông tin tài chính không được công bố đã làm cho nhà đầu tư nghi ngờ về hoạt động của 2 đơn vị này, do đó họ đã tháo chạy khỏi 2 cổ phiếu nói trên. Giá của 2 cổ phiếu này đều được bán ở mức giá sàn. Trong đó, HAG giảm 6,9% điểm, xuống còn 6.620 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh cao nhất sàn HOSE với hơn 21,2 triệu cổ phiếu. Người anh em là HNG cũng giảm sàn với 6,9% giá xuống còn 6.700 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp đạt 4,35 triệu cổ phiếu.

Các mã vốn hóa lớn trên thị trường nối dài đà giảm từ phiên sáng đó, là: Mã GAS đóng cửa giảm đến 5,5% giá, xuống còn 104.000 đồng/cổ phiếu. VIC giảm 2,5% giá xuống còn 79.000 đồng/cổ phiếu. VRE giảm 3,9% giá xuống còn 49.000 đồng/cổ phiếu. Mã MBB giảm hơn 3% xuống còn 28.300 đồng/cổ phiếu. Mã CTG 4,9% giá xuống còn 24.500 đồng/cổ phiếu. PLX giảm 3,5% giá xuống 77.1000 đồng/cổ phiếu. ROS giảm 5,3% giá xuống 153.500 đồng/cổ phiếu và SAB giảm 3,4% giá xuống 225.000 đồng/cổ phiếu.

Dẫn đầu thanh khoản thị trường phiên chiều là mã SHB với khối lượng khớp lệnh đạt 11,86 triệu đơn vị, nhưng lại giảm giá tới 4% xuống 12.000 đồng/cổ phiếu. Mã giảm mạnh còn có PVS giảm 9,4% giá xuống 20.200 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh 8,6 triệu cổ phiếu.

Một số tăng trong phiên chiều, tuy nhiên mức giá vẫn thấp hơn phiên sáng, đó là: BID tăng 3,2% giá lên 32.200 đồng/cổ phiếu, có khối lượng khớp hơn 2 triệu đơn vị. HDB tăng giá 2,4% lên 44.900 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp 4,66 triệu đơn vị. Mã MSN tăng 2,4% giá lên 85.000 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh gần 0,5 triệu đơn vị…

Chốt phiên trong sắc tím chỉ có mã DST, tăng trần 9,7% giá lên 3.400 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh đứng thứ 3 sàn HNX với 5,63 triệu đơn vị.

Kết thúc phiên, HOSE có 106 mã tăng và 181 mã giảm, VN-Index giảm 17,30 điểm, tương đương giảm 1,66% điểm, đứng ở mức 1.023,25 điểm. Có 181,5 triệu đơn vị được giao dịch đạt, tương đương với giá trị trên 4.808 tỷ đồng, giảm gần 25% về khối lượng và 27% về giá trị so với phiên hôm qua. HNX-Index cũng giảm sâu do có 18 mã giảm và chỉ có 4 mã tăng. Chốt phiên, HNX-Index lùi về mốc 116,94 điểm, giảm 2,68 điểm, khối lượng giao dịch cũng giảm 19% và giá trị giảm 26% so với hôm qua.

Như vậy, sự thận trọng của nhà đầu tư đã đưa thị trường chứng khoán tiếp tục đi xuống. Theo các chuyên gia, nhiều mã chứng khoán có vốn hóa lớn trên thị trường của các đơn vị có triển vọng trong phát triển kinh doanh cũng bị nhà đầu tư bán tháo, hoặc bỏ rơi đây là điều khó lý giải. Chuyên gia khuyến cáo rằng, sự thận trọng là cần thiết, nhưng khi giá nhiều cổ phiếu đã rơi xuống mức thấp thì nên mua vào để chờ cơ hội và bảo đảm hoạt động của thị trường an toàn.