KTĐT - TTCK Việt
VN Index tiến gần tới mốc 460 điểm sau khi tăng mạnh thêm hơn 6 điểm trước sự ngỡ ngàng của nhiều nhà đầu tư (NĐT). Phép lạ cũng xảy ra với HASTC-Index, giúp các cổ phiếu (CP) tăng trần hàng loạt.
Đảo chiều kỹ thuật?
Nhiều chuyên gia coi sự tăng điểm của thị trường hiện tại như một sự bật lại mạnh sau chuỗi ngày giao dịch chán nản, tâm lý NĐT đã cân bằng sau tin xấu. Tuy vậy, diễn biến giao dịch gần đây được giới đầu tư khá quan tâm và đặt ra nhiều nghi vấn, hai chỉ số đã cùng tăng điểm và thị trường đón những giao dịch "bất thường" khi mà một số mã vốn hóa lớn, thậm chí tăng kịch trần vào đợt khớp lệnh ngay trước giờ đóng cửa có ảnh hưởng mạnh tới kết quả chung của các chỉ số. Một điểm đáng chú ý là thanh khoản của các CP lớn không cao trong phần lớn thời gian giao dịch. Do đó chi phí vốn để đẩy giá lên cũng không lớn. Riêng với một số mã quan trọng, giao dịch mua của NĐT nước ngoài góp phần không nhỏ trong việc xác lập giá.
Thống kê 20 CP chiếm tỷ trọng lớn trong công thức tính VN-Index, có tới 5 CP đứng đầu tăng giá mạnh trong thời gian qua. Đây đều là những mã CP được NĐT nước ngoài ưa thích nắm giữ và "điều tiết" giao dịch. Tính chung, 20 mã này đã tác động hơn 60% đến việc tăng giảm của chỉ số VN-Index. Trong số này có những mã có kết quả kinh doanh cũng không có sự đột biến.
Chu
Theo các nhàchuyên môn, "bull trap" là một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều, bắt đầu tăng giá (bán) sau một đợt sụt giảm (decline). Nhưng thực tế, chứng khoán lại quay trở lại xu thế giảm sau tín hiệu phục hồi đó. Nó như một cái bẫy (trap) đánh lừa NĐT mua vào, vì họ nghĩ rằng, chứng khoán đã đi lên, nên quyết định mua vào, nhưng sau đó thị trường lại quay đầu giảm điểm sâu hơn. Trên TTCK VN, "bull trap" đã xuất hiện nhiều lần và những lần xuất hiện "bull trap" đều kèm theo sự sụt giảm về khối lượng giao dịch.
Vào thời điểm hiện nay thị trường không có nhiều thông tin vĩ mô ủng hộ, chỉ số lạm phát tháng 10 tăng mạnh, giá vàng tăng, lãi suất và tỷ giá vẫn đứng ở mức cao. Vì vậy, thị trường chỉ chờ đợi thông tin về kết quả kinh doanh quý III của các DN niêm yết. Tuy nhiên qua gần 30% DN công bố kết quả kinh doanh quý III cho thấy vẫn không hề có bất kỳ đột biến nào đáng kể, do đó khó có thể là bệ đỡ vững chắc cho thị trường tăng điểm lâu dài.
Từ góc nhìn phân tích kỹ thuật, thanh khoản thị trường ngày 26/10 tuy có chút cải thiện nhưng vẫn tiếp tục đứng ở mức thấp. Nhìn lại những phiên tăng điểm của tuần trước, các CP blue-chip sau khi xuống vùng giá hấp dẫn đã được mua mạnh, kéo VN-Index tăng điểm. Còn trong phiên ngày 26/10, các CP nhỏ (penny) có lịch sử làm giá đã bất ngờ hồi phục cho thấy có thể lại có sự trở lại của dòng tiền đầu cơ. Điểm hạn chế của dòng tiền đầu cơ là tính không ổn định và rất khó nắm bắt.