Chuyển mình mạnh mẽCòn nhớ năm 2008, công tác CCHC tại TP gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở các huyện thuộc Hà Tây (cũ). Người làm CCHC không khỏi lo lắng trước mục tiêu “kéo gần khoảng cách” giữa hai địa bàn, bởi cơ sở vật chất, trụ sở làm việc nhiều xã, thị trấn rất thiếu thốn trang thiết bị, nhất là máy tính, máy in, máy scan... Trong khi, trình độ, kỹ năng cán bộ cấp xã không đồng đều.
|
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại UBND quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Công Hùng |
Giữa bối cảnh đó, ngay sau hợp nhất, việc đầu tiên TP triển khai là tổ chức bộ phận “một cửa” (BPMC) để giải quyết TTHC, “phủ sóng” khắp cơ quan hành chính. Nếu trước đây phổ biến tình trạng giải quyết TTHC tại phòng chuyên môn thì nay hầu như chấm dứt. 30 quận, huyện, thị xã, 584 xã, phường, thị trấn đều tổ chức BPMC để giải quyết TTHC. Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho CBCC làm việc và địa điểm khang trang cho người dân giao dịch hành chính, TP đã xây mới trụ sở huyện Mê Linh, quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai; Bắc Từ Liêm, Đống Đa, huyện Gia Lâm, Mỹ Đức. Từ 2011-2015, UBND TP đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp tới 290 trụ sở xã, phường, thị trấn.Cùng với đó, hàng năm, TP giao các sở, ngành, quận, huyện rà soát, đề xuất rút thời gian, giảm thủ tục không cần thiết. Quy trình giải quyết TTHC được niêm yết công khai để người dân tra cứu. Nhiều kênh đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng giải quyết TTHC được thực hiện, từ đó, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức được định lượng , tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng, trước hạn luôn đạt 97-98%.
Công tác CCHC tại Hà Nội chuyển biến rõ nét đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, Cổng DVC trực tuyến của TP đang là kênh hiệu quả tiếp nhận ý kiến về giải quyết TTHC, với 506 DVC được thực hiện ở mức 3, 4 trên toàn TP. Nỗ lực CCHC của TP được T.Ư, cộng đồng DN, người dân đánh giá cao. Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng |
Đáng chú ý, nhằm giảm tối đa thời gian, chi phí cho người dân, nhiều sở, ngành đã tích cực thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông (MCLT) trong giải quyết hồ sơ. Hà Nội là địa phương đầu tiên xây dựng, triển khai thành công cơ chế một cửa trong cung cấp dịch vụ công (DVC) tại đơn vị sự nghiệp công lập, DN Nhà nước. Dấu mốc quan trọng nữa là tháng 3/2016, UBND TP ban hành Quyết định 07 về quy định thực hiện một cửa, MCLT trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc TP; quá trình thực hiện đã góp phần từng bước xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, thay đổi mối quan hệ chính quyền - người dân; hồ sơ hành chính được giải quyết nhanh. Nhất là các lĩnh vực công thương, đăng ký kinh doanh, văn hóa thông tin… hầu như không có hồ sơ quá hạn. Một số đơn vị còn chủ động phối hợp với dịch vụ bưu chính trả kết quả giải quyết TTHC tận nhà người dân. Đặc biệt, tháng 5/2018, TP đã chính thức ban hành “Quy định áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế MCLT trong cung ứng DVC tại các đơn vị sự nghiệp công lập, DN, HTX tại TP”, trở thành địa phương đầu tiên áp dụng thống nhất toàn TP cơ chế này.
Cụ thể hóa các cam kếtCùng với tạo thuận lợi tối đa khi giải quyết TTHC cho người dân, những năm gần đây, lãnh đạo TP đã thể hiện cam kết mạnh mẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho cộng đồng DN. Trưởng Phòng CCHC (Sở Nội vụ) Phạm Tuấn Anh đánh giá: “Cam kết mạnh mẽ đó thể hiện rõ ở việc TP đã 2 năm liền tổ chức hội nghị hợp tác đầu tư và phát triển; thường xuyên chỉ đạo các đơn vị đề xuất sửa đổi các quy định, đơn giản hóa thành phần hồ sơ hoặc bãi bỏ TTHC gây phiền hà DN, nhất là TTHC liên quan đến đầu tư”. Trong hàng loạt nỗ lực, đáng kể nhất là những cải cách thủ tục đăng ký thành lập DN, với việc từ năm 2017, TP đẩy mạnh thực hiện đăng ký thành lập mới DN qua mạng trong 2 ngày làm việc (rút 1 ngày so với Luật DN) và trả kết quả chỉ sau 2 giờ từ khi nhận hồ sơ giấy tại cơ quan đăng ký kinh doanh. TP cũng đã chỉ đạo cải cách quy trình, rút thời gian thực hiện TTHC liên quan đến thu hồi, giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất còn 12 ngày;...
Những động thái quyết liệt đó đang góp phần tăng mức độ hài lòng của người dân, DN về sự phục vụ của cơ quan hành chính và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy của CBCC. Phát huy kết quả này, theo lãnh đạo Sở Nội vụ, trong năm nay, TP sẽ phê duyệt Khung kiến trúc chính quyền điện tử, sau đó xây dựng ngay kiến trúc chính quyền điện tử chi tiết. Đồng thời sẽ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên các lĩnh vực cải cách theo hướng hiện đại, cùng với mở rộng, nâng chất lượng cung cấp DVC trực tuyến tận cấp xã.