Trong 20 căn cứ điều hành tên lửa đạn đạo chưa công bố ở Triều Tiên, có một trụ sở chỉ huy tên lửa, báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cũng lưu ý hôm 21/1.
“Cơ sở điều hành tên lửa Sino-ri và tên lửa Nodong được triển khai tại địa điểm này phù hợp với chiến lược quân sự hạt nhân giả thiết của Triều Tiên”, theo nhà phân tích Victor Cha.
Ảnh minh họa. |
Thông tin về trụ sở chỉ huy tên lửa chưa được khai báo này xuất hiện chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ tới một cuộc gặp thượng đỉnh thảo luận vấn đề phi hạt nhân hóa với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tháng 2 tới.
Ông Kim từng khẳng định hướng tới phi hạt nhân hóa tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với ông Trump vào tháng 6/2018, nhưng từ đó đã có rất ít tiến triển cụ thể.
Nhà Trắng không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
CSIS, trung tâm từng cập nhật báo cáo về 20 căn cứ tên lửa này gần nhất hồi tháng 11/2018, cho biết căn cứ Sino-ri chưa bao giờ được Triều Tiên công khai và do đó “không có vẻ là chủ đề của các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa”.
Báo cáo cho biết các căn cứ điều hành tên lửa cần phải được công bố, xác minh và phá dỡ theo bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào.
“Triều Tiên sẽ không đàm phán về những gì họ không tiết lộ”, ông Cha nói.
“Có vẻ như họ đang chơi một trò chơi. Họ sẽ vẫn duy trì tất cả cơ sở hoạt động này”, ông Cha khẳng định.
Tọa lạc 212 km về phía bắc của khu phi quân sự, khu phức hợp Trung-ri có diện tích 18km2 cơ sở đó đóng vai trò then chốt trong việc phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng vươn tầm tới Hàn Quốc, Nhật Bản, và thậm chí cả đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương, báo cáo cho biết.
Ở Hàn Quốc, cơ sở Sino-ri từ lâu đã được biết đến là một trong những căn cứ của Nodong, còn được gọi là Rodong, một tên lửa tầm trung dựa trên công nghệ Scud thời Liên Xô mà Triều Tiên bắt đầu triển khai từ thập niên 1990.