Chúng ta có thể nhìn thấy một thực tế đã được chứng minh, Thủ đô Hà Nội tiến hành mở rộng địa giới hành chính. Sau năm năm thực hiện mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Kinh tế Thủ đô duy trì mức độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm. Trong 5 năm qua, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Trong đó, đáng ghi nhận là kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngày càng khẳng định vai trò trung tâm lớn về kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, sau 5 năm mở rộng kinh tế Thủ đô tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn còn bộc lộ những yếu tố thiếu bền vững, công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đất đai có vẫn còn nhiều hạn chế. Cùng với đó là hàng loạt các vấn đề mới phát sinh, từ nguồn vốn cho nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, khả năng tổ chức thực hiện, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…gây nhiều bức xúc đối với nhân dân Thủ đô. Đặc biệt, sau khi Hà Nội mở rộng, dân số cơ học tăng nhanh đang gây áp lực lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự và quản lý đô thị, tăng áp lực về khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, việc làm, nhà ở, quản lý dân cư đô thị. Hàng loạt bài toán về áp lực giao thông, hạ tầng… đang cần các nhà hoạch định chính sách và quản lý của Hà Nội hoá giải. Một trong những nhiệm vụ quan trọng khi mở rộng Thủ đô Hà Nội là sắp xếp di dời cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường đại học ra ngoài khu vực nội thành, tuy nhiên việc triển khai còn chậm, chưa có lộ trình cụ thể. Vì thế, thời gian tới đây, các bộ, ngành cần phối hợp đề ra lộ trình, giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này. Do vậy, Hà Nội cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và chính quyền các cấp để đẩy mạnh hơn công tác giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm. Chúng ta nhìn sang Trung Quốc có thể thấy một tỉnh của họ rất rộng. Họ đã thành công, đưa đất nước phát triển cực nhanh, đứng thứ hai thế giới, cũng chính nhờ vào cải cách thủ tục hành chính. Ở nước ta, việc sáp nhập lại địa giới kết hợp với đổi mới việc quản lý công chức. Tổ chức điều tra, đánh giá lại đội ngũ công chức nhà nước; Sửa đổi hệ thống ngạch, bậc, chức danh hiện nay cho hợp lý; Cơ cấu lại đội ngũ công chức; Tổ chức tốt việc tuyển dụng, đánh giá, đề bạt cán bộ; Giảm biên chế hành chính, kiện toàn các cơ quan tổ chức; Phân cấp quản lý cán bộ hợp lý. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức để có đủ trình độ thực thi công việc theo yêu cầu mới. Xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng loại công chức; đổi mới chương trình đào tạo; sắp xếp lại hệ thống đào tạo cán bộ công chức để làm tốt hơn nhiệm vụ này. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công chức. Tăng cường việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, thực hiện quản lý cán bộ theo quy chế, chống các hiện tượng tiêu cực. Chỉ có vậy mới có cơ hội đưa Việt Nam thoát khỏi sự lạc hậu trong cơ chế hành chính.