Các đại biểu ấn nút biểu quyết Luật phòng, chống khủng bố ngày 12/6/2013. Ảnh: TTXVN
Điểm đáng chú ý trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Cư trú (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014) là trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc TP trực thuộc T.Ư thì phải có thời gian tạm trú liên tục tại TP đó từ hai năm trở lên. Trước kia, Luật Cư trú quy định người thành niên độc thân chỉ được đăng ký thường trú tại khu vực này khi họ về sống với ông, bà nội, ngoại; nay Luật sửa đổi tạo thuận lợi hơn là được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột và ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP, có xác nhận của chính quyền địa phương về điều kiện diện tích bình quân, được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Công dân đăng ký thường trú vào nội thành TP Hà Nội thì thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối có hiệu lực từ 1/1/2014 nhằm khắc phục những bất cập của quy định hiện hành, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, đầy đủ hơn điều chỉnh hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế…
Nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân khẳng định: sau khi hết thời hạn sử dụng các loại đất trên, Nhà nước sẽ không thu hồi lại, các hộ gia đình, cá nhân sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua và có hiệu lực thi hành. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/10/2013